Đối tượng và điều kiện miễn xin giấy phép xây dựng tại TPHCM
Đối tượng và điều kiện miễn xin giấy phép xây dựng tại TPHCM
Đăng bởi hungthinhkhaiminhgroup vào lúc 02/01/2025
Thành phố Hồ Chí Minh luôn là trung tâm kinh tế và đô thị sầm uất, nơi nhu cầu xây dựng, cải tạo công trình tăng cao mỗi ngày. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp xây dựng đều yêu cầu phải xin giấy phép. Hãy cùng xây dựng Khải Minh tìm hiểu rõ hơn về điều kiện miễn xin giấy phép xây dựng TPHCM để đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Đối tượng được miễn giấy phép xây dựng tại TPHCM
Việc xác định đối tượng nào được miễn giấy phép xây dựng cũng là một trong những yếu tố quan trọng khi tiến hành xây dựng công trình. Dưới đây là các nhóm đối tượng cụ thể:
Các đối tượng được miễn xin giấy phép xây dựng
Cá nhân, hộ gia đình
Những cá nhân hoặc hộ gia đình tại vùng nông thôn, khi xây dựng nhà ở riêng lẻ không thuộc khu vực quy hoạch đô thị hoặc khu bảo tồn, sẽ được miễn giấy phép xây dựng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vùng nông thôn.
Các tổ chức quốc phòng, an ninh
Các tổ chức thuộc lực lượng quốc phòng, an ninh khi xây dựng công trình phục vụ nhiệm vụ đặc thù sẽ không cần xin giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, đối tượng này phải thực hiện đúng mục tiêu được phê duyệt.
Chủ đầu tư dự án đã có quy hoạch chi tiết
Các chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng cũng thuộc diện miễn giấy phép. Điều này thường áp dụng cho các dự án phát triển đô thị, khu công nghiệp.
Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
Đối với việc xây dựng, sửa chữa cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng thuộc quy hoạch được phê duyệt, các đối tượng này cũng không phải xin giấy phép xây dựng.
Công trình công ích
Các công trình công ích như đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, đê điều, cầu cống nhỏ cũng thuộc đối tượng được miễn giấy phép.
Cụ thể về các trường hợp nào được miễn giấy phép xây dựng?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 89 luật xây dựng 2014 các trường hợp miễn giấy phép xây dựng bao gồm:
10 công trình được miễn xin giấy phép xây dựng
Công trình được xây dựng tạm theo quy định của Luật Xây dựng. Cụ thể:
Công trình được xây dựng để phục vụ cho việc thi công xây dựng công trình chính;
Công trình do chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán kinh phí xây dựng và thi công công trình;
Công trình sẽ được dỡ bỏ khi công trình chính được đưa vào khai thác sử dụng, trừ trường hợp công trình tạm phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt.
Công trình xây dựng khẩn cấp, công trình bí mật của nhà nước;
Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được phê duyệt và ra quyết định đầu tư xây dựng bởi Thủ tướng Chính phủ hoặc người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, VKS nhân dân tối cao, TAND tối cao, Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Quốc hội, bộ - cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của MTTQVN và của tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch UBND các cấp;
Công trình có diện tích trải dài trên địa bàn 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất chuyên ngành, kỹ thuật đã được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền;
Công trình quảng cáo, công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;
Công trình cải tạo, sửa chữa bên trong hoặc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định;
Công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng được triển khai sau khi thiết kế cơ sở đủ điều kiện để phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện cấp giấy phép xây dựng theo quy định;
Nhà ở riêng lẻ quy mô dưới 7 tầng, nằm trong dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hoặc dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
Các công trình xây dựng cấp 4, nhà ở riêng lẻ tại nông thôn quy mô dưới 7 tầng và không thuộc khu vực quy hoạch đô thị, quy hoạch xây khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền;
Công trình xây dựng cấp 4 và nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch xây khu chức năng, trừ trường hợp công trình cấp 4, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu di tích lịch sử - văn hóa, khu bảo tồn.
Ai là người có thẩm quyền cấp phép xây dựng tại TPHCM?
Người có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng ở TP Hồ Chí Minh được quy định tại Điều 4 như sau:
Phân cấp cho Sở Xây dựng
Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng sau:
Công trình cấp I, cấp II (xác định theo quy định về phân cấp công trình).
Công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng đã được xếp hạng. Trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, Sở Xây dựng tổng hợp đề xuất, trình Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận trước khi cấp Giấy phép xây dựng.
Đối với công trình tôn giáo đã được Sở Quy hoạch - Kiến trúc tổng hợp, báo cáo đề xuất trình Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận về chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc và cấp Giấy phép quy hoạch sẽ là cơ sở để chủ đầu tư triển khai thiết kế phòng cháy chữa cháy, môi trường, thiết kế bản vẽ thi công, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và cấp Giấy phép xây dựng mà không cần phải báo cáo, xin ý kiến Ủy ban nhân dân thành phố thêm lần nữa.
Công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình xây dựng theo tuyến nằm trên địa giới hành chính từ hai quận, huyện trở lên; công trình (trừ nhà ở riêng lẻ) dọc các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này; công trình theo quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng và các công trình khác do Ủy ban nhân dân thành phố phân cấp.
Các cơ quan được cấp giấy phép xây dựng
Phân cấp cho ban quản lý khu vực
Phân cấp cho các Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố, Ban Quản lý Đầu tư - Xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Ban Quản lý Đầu tư - Xây dựng Khu đô thị Tây Bắc thành phố, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh.
Đã xác định nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực quản lý xây dựng trong Quy chế tổ chức và hoạt động được cấp có thẩm quyền ban hành) được cấp Giấy phép xây dựng đối với các công trình trong phạm vi ranh đất được giao quản lý (trừ nhà ở riêng lẻ; công trình cấp đặc biệt; công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng đã được xếp hạng; các công trình tín ngưỡng, tôn giáo; công trình quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động).
Phân cấp cho ủy ban nhân dân cấp Quận, Huyện
Ủy ban nhân dân quận, huyện: tổ chức thực hiện cấp Giấy phép xây dựng theo thẩm quyền đã được quy định tại Khoản 3 Điều 103 Luật Xây dựng năm 2014, bao gồm: nhà ở riêng lẻ; công trình tín ngưỡng, quảng cáo, hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (trừ các trường hợp được miễn Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về viễn thông) và các công trình còn lại thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý (trừ các công trình đã được Ủy ban nhân dân thành phố phân cấp cho Sở Xây dựng và Ban Quản lý các khu chức năng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này).
Xây dựng Khải Minh đơn vị thi công uy tín hàng đầu
Như vậy, ngoài 10 loại công trình được miễn giấy phép xây dựng kể trên, tất cả các công trình còn lại đều phải xin giấy phép xây dựng nếu chủ đầu tư,chủ sở hữu có nhu cầu xây dựng.
Lưu ý: Đối với các công trình thuộc trường hợp trên, chủ đầu tư được miễn giấy phép xây dựng nhưng phải gửi thông báo thời điểm khởi công và hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về việc xây dựng tại địa phương để thực hiện quản lý.
Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết về điều kiện miễn xin giấy phép xây dựng TPHCM và những vấn đề liên quan. Hãy nhấc mãy và gọi ngay cho xây dựng Khải Minh để được tư vấn kỹ lưỡng hơn.