Tại sao với chi phí cao hơn nhưng nhiều chủ đầu tư vẫn sẵn sàng lựa chọn nhà đổ bê tông toàn khối so với nhà xây truyền thống? Phải chăng khả năng chống thấm vượt trội, chịu lực tốt hay tuổi thọ cao chính là lời giải thích hợp lý cho sự ưa chuộng ngày càng tăng này? Hãy cùng Xây dựng Khải Minh đi tìm đáp án xác đáng qua bài viết ngay sau đây.
Đặc điểm của nhà đổ bê tông toàn khối
Nhà đổ bê tông toàn khối là kiểu công trình có toàn bộ kết cấu chịu lực như móng, cột, dầm, sàn và tường đều được đổ bằng bê tông cốt thép tại chỗ. Khác với nhà sử dụng tường gạch, tường xây hoặc khung thép, nhà bê tông toàn khối sẽ tạo nên một hệ thống kết cấu liền mạch, vững chắc và đồng nhất từ móng tới mái.
Nhà đổ bê tông toàn khối đang trở thành xu hướng nổi bật trong thi công hiện đại
Quá trình thi công yêu cầu sử dụng hệ thống cốp pha định hình, sau đó tiến hành đổ bê tông và bảo dưỡng liên tục đến khi bê tông đạt cường độ đúng với yêu cầu. Cấu trúc này không có các mạch xây ngắt quãng nên sẽ mang đến khả năng chịu lực, chống thấm và tuổi thọ vượt trội.
Top 4 lợi ích nổi bật của nhà bê tông toàn khối
Phương án xây nhà đổ bê tông toàn khối đang dần được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình dân dụng đến kinh doanh bởi những lợi ích nổi bật như:
Chịu lực cao, ổn định trước thiên tai
Một trong những lợi ích của nhà bê tông toàn khối lớn nhất là khả năng chịu tải trọng cao nhờ sự liên kết chặt chẽ giữa các cấu kiện. Khi xảy ra các hiện tượng như gió lớn, bão hoặc động đất thì kết cấu toàn khối sẽ phân tán đều lực, tránh sụp đổ cục bộ như một số công trình truyền thống.
Đặc biệt tại các khu vực thường xuyên có địa chấn hoặc bão lớn như miền Trung thì loại nhà này chính là giải pháp an toàn, hiệu quả được các chuyên gia khuyến khích áp dụng.
Cấu tạo của nhà đổ bê tông toàn khối giúp tạo nên kết cấu đồng nhất và an toàn cho công trình.
Chống thấm tốt, giảm thiểu nứt nẻ
Vì không có mạch vữa hoặc khe liên kết giữa các phần tường nên nhà đổ bê tông nguyên khối có khả năng chống thấm cực kỳ hiệu quả. Kết hợp cùng với hóa chất chống thấm chất lượng và kỹ thuật bảo dưỡng đúng cách, nhà bê tông toàn khối có thể hạn chế tối đa tình trạng rò rỉ nước, nâng cao tuổi thọ cho công trình.
Cách âm, cách nhiệt tốt
Tường và sàn bê tông dày của nhà đổ bê tông toàn khối sẽ giúp hấp thu và cách ly tiếng ồn hiệu quả. Với nhà phố hoặc nhà trong khu dân cư đông đúc, khả năng cách âm của bê tông toàn khối chính là một điểm cộng đắt giá . Ngoài ra, nhờ lớp cách nhiệt hoặc sơn chống nóng phù hợp, công trình sẽ giữ được nhiệt độ ổn định, giúp chênh lệch đến 10 độ so với bên ngoài.
Tuổi thọ công trình cao, chi phí vận hành thấp
Theo thống kê, tuổi thọ của nhà đổ bê tông toàn khối có thể lên đến 70 – 100 năm nếu được thi công và bảo trì đúng kỹ thuật. Hơn thế, chi phí bảo trì cũng như sửa chữa định kỳ trong suốt quá trình sử dụng còn vô cùng hợp lý, phải chăng, gần như không phải xử lý lại phần kết cấu sau vài chục năm.
Quá trình thi công nhà đổ bê tông toàn khối yêu cầu kỹ thuật cao nhưng đảm bảo chất lượng theo thời gian.
So sánh nhà đổ bê tông toàn khối và nhà xây gạch truyền thống
So sánh đơn giản nhà đổ bê tông toàn khối và nhà xây gạch truyền thống, chúng ta hoàn toàn có thể đánh giá dựa trên những tiêu chí quan trọng như sau:
Độ bền và tuổi thọ
Như đã đề cập ở trên, nhà đổ bê tông toàn khối sở hữu độ bền vượt trội nhờ kết cấu đồng nhất và khả năng chịu lực cao. Với tuổi thọ có thể đạt 50 đến 100 năm, công trình ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, nấm mốc hay lún nứt cục bộ.
Trong khi đó, nhà xây gạch truyền thống thường có tuổi thọ ngắn hơn chỉ khoảng 30 đến 50 năm. Tường gạch và các mạch vữa dễ xuống cấp theo thời gian, nhất là khi tiếp xúc lâu dài với môi trường ẩm ướt hoặc nắng nóng.
Khả năng chống thấm, chống nứt
Nhà đổ bê tông toàn khối sẽ giúp hạn chế tối đa các khe nứt và điểm yếu nhờ kết cấu liền mạch. Các bức tường và sàn kết nối chặt chẽ, không để lại kẽ hở cho nước xâm nhập.
Ngược lại, nhà xây gạch lại dễ gặp tình trạng thấm nước qua các mạch vữa đặc biệt là ở khu vực tiếp giáp giữa tường và cột. Theo thời gian, các vết nứt chân chim thường xuất hiện và gây mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng đến độ bền.
Chi phí xây dựng ban đầu
Chi phí xây dựng nhà đổ bê tông toàn khối thường cao hơn so với các phương án thi công khác. Chủ đầu tư phải đầu tư vào thép, cốp pha, bê tông tươi và thuê nhân công kỹ thuật chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nếu tính về lâu về dài, nhà bê tông toàn khối lại tối ưu chi phí hơn nhờ độ bền cao, ít phải bảo trì, sửa chữa thường xuyên.
Nhà đổ bê tông toàn khối có chi phí cao hơn so với nhà tường gạch truyền thống
Khả năng chịu lực
Nhà đổ bê tông toàn khối cho khả năng chịu lực vượt trội. Công trình có kết cấu khung đồng nhất phân phối lực đều, giúp tăng độ ổn định trong thời gian dài, kể cả phải chịu tải trọng lớn hoặc khi động đất xảy ra. Bên cạnh đó, nhà xây gạch truyền thống lại phụ thuộc nhiều vào tường chịu lực, khiến việc bố trí không gian gặp phải không ít hạn chế.
Khả năng cách âm, cách nhiệt
Bê tông toàn khối có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt hơn nhờ kết cấu đặc, không có khe hở. Các tấm sàn, tường và mái đồng nhất giúp giảm thiểu tiếng ồn truyền giữa các tầng hoặc phòng. Ngược lại, nhà xây gạch thường có nhiều khe hở giữa các viên gạch và mạch vữa. Nếu không xử lý thêm bằng vật liệu cách âm, công trình dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn và nhiệt độ bên ngoài.
Tính linh hoạt trong thiết kế
Nhà đổ bê tông toàn khối phù hợp với phần lớn các phương án thiết kế hiện đại. Kiến trúc sư có thể tự do tạo ra các không gian mở cùng kiểu dáng phá cách mà không cần phải lo lắng về giới hạn chịu lực.
Thế nhưng, nhà xây gạch lại có phần giới hạn hơn vì phải phụ thuộc vào tường chịu lực. Các ý tưởng như phòng thông tầng, ban công rộng hay không gian liên thông sẽ khó triển khai nếu không có thêm phương án gia cố kỹ thuật bổ sung.
Nhà đổ bê tông toàn khối đáp ứng tốt nhiều thiết kế hiện đại, phá cách
Bảo trì và sửa chữa
Nhà đổ bê tông toàn khối rất hiếm khi cần phải bảo trì trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, nếu xảy ra sự cố hoặc cần cải tạo thì quá trình đục phá bê tông lại phức tạp và tốn kém hơn. Chủ đầu tư cần phải thuê đơn vị chuyên nghiệp và sử dụng các loại thiết bị chuyên dụng tốn kém cả thời gian lẫn chi phí.
Còn nhà xây bằng gạch truyền thống thường sẽ dễ sửa chữa hơn khi chỉ cần thay các viên gạch, trát lại vữa hoặc sơn phủ mà không cần thay đổi kết cấu chính.
Khả năng ứng dụng thực tế
Ứng dụng bê tông toàn khối trong xây dựng thường ở các công trình cao tầng, nhà ở nhiều phòng, biệt thự hiện đại hoặc công trình thương mại cần khả năng chịu tải lớn. Những khu vực thường xuyên có mưa nhiều hoặc yêu cầu về cách âm cũng nên sử dụng loại nhà này để đảm bảo độ bền. Trong khi đó, nhà xây gạch phù hợp với công trình ít tầng, nhà cấp 4 hoặc khu dân cư nông thôn ưu tiên tiết kiệm chi phí và dễ thi công.
Tóm lại, không phải đơn giản mà nhà đổ bê tông toàn khối lại được nhiều gia chủ ưu tiên lựa chọn dù cần kỹ thuật phức tạp cùng thời gian tiến hành lâu hơn. Từ nhà ở, biệt thự đến các công trình lớn như chung cư, nhà máy, phương án xây dựng thông minh này đang mở ra xu hướng thi công bền vững, an toàn và tối ưu hơn bao giờ hết.
CÔNG TY CỔ PHẦN TVGS THIẾT KẾ XÂY DỰNG KHẢI MINH
- Website: https://xaydungkhaiminh.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/xaydungkhaiminh
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@xd_khaiminh.jsc
- Youtube: https://www.youtube.com/@xaydungkhaiminh2157
- HOTLINE: 0901 999 998
- Email: hungthinhkhaiminhgroup@gmail.com