Các trường hợp vi phạm phổ biến khi xây dựng nhà cao tầng và hậu quả tại TPHCM
Các trường hợp vi phạm phổ biến khi xây dựng nhà cao tầng và hậu quả tại TPHCM
Đăng bởi hungthinhkhaiminhgroup vào lúc 27/12/2024
Nếu chuẩn bị xây nhà mà chưa thật sự hiểu rõ những trường hợp vi phạm phổ biến khi xây nhà TPHCM sẽ khiến cho chủ đầu tư rơi vào tình huống “nộp phạt bất ngờ” hoặc nghiêm trọng hơn là cưỡng chế tháo dỡ dự án thi công. Dưới đây là 5 sai phạm cơ bản Xây dựng Khải Minh đã tổng hợp được từ những tình huống thực tế mà chủ đầu tư đặc biệt nên lưu ý để tránh “mất tiền” chỉ vì chưa cập nhật đủ kiến thức và kinh nghiệm.
Các trường hợp vi phạm phổ biến khi xây nhà TPHCM
Vi phạm trật tự xây dựng là gì? Hiện nay chưa có một khái niệm cụ thể ghi nhận hành vi vi phạm trật tự xây dựng là gì mà chỉ quy định các hành vi bị xử phạt do vi phạm trật tự xây dựng đó là:
Sai phạm xây nhà không phép
Xin phép xây dựng là hoạt động pháp lý bắt buộc cần được thực thi trước khi tiến hành khởi công xây dựng một dự án bất kỳ. Hiện nay, hầu hết các chủ đầu tư đều tuân thủ việc xin phép trước khi khởi công. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp vi phạm phổ biến khi xây nhà TPHCM do chưa nắm rõ quy định miễn phép.
Xin phép xây dựng là hoạt động pháp lý bắt buộc cần được thực thi trước khi tiến hành khởi công xây dựng
Điển hình là những trường hợp không được miễn giấy phép đến khi bị kiểm tra thì mới “tá hỏa” vì sự nhầm lẫn như:
TH1: Sửa chữa, cải tạo các hạng mục bên trong nhà làm thay đổi kết cấu chịu lực, làm ảnh hưởng đến môi trường, đến an toàn công trình. Bắt buộc phải có giấy phép xây dựng.
Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Xây dựng 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng (được ban hành ngày 17/6/2020) quy định được miễn giấy phép xây dựng chỉ khi công trình đáp ứng đầy đủ yếu tố: Không làm không làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình.
TH2: Nhà ở thuộc đất quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì phải xin giấy phép.
TH3: Nhà phố dưới 7 tầng không thuộc quy hoạch nhà nước là trường hợp bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng
Mức phạt cho trường hợp xây nhà không phép đối với nhà ở riêng lẻ có thể lên tới 80.000.000 đồng theo Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022.
Sai phạm xây nhà sai phép
Xây dựng sai phép, trái phép là hành vi cá nhân hay tổ chức thi công xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng đã được cấp. Trường hợp vi phạm phổ biến khi xây nhà TPHCM này không còn là xạ lạ với nhiều người. Tuy rằng biết sẽ bị phạt, nhưng một số trường hợp vẫn cố chấp không tuân thủ theo quy định.
Xây nhà không đúng nội dung giấy phép xây dựng đã cấp có thể bị phạt
Mức xử phạt hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định về xây dựng sai phép chủ đầu tư có thể chịu phạt lên đến 100.000.000 đồng tùy thuộc vào trường hợp được quy định tại tại Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP. Ngoài việc xử phạt vi phạm bằng tiền, chủ đầu tư còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ phần công trình xây dựng vi phạm.
Sai phạm xây nhà không thông báo khởi công
Thủ tục thông báo khởi công xây dựng là thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cơ quan nhà nước có cơ sở quản lý và xử lý vi phạm trên địa bàn. Việc tiến hành xây dựng nhưng không thông báo chủ đầu tư sẽ phải bị phạt tiền.
TH1: Chủ đầu tư đã có giấy phép xây dựng nhưng khi khởi công lại quên gửi văn bản thông báo ngày khởi công cho Ủy ban nhân dân cấp Quận/huyện nơi xây dựng công trình theo quy định. Trường hợp vi phạm phổ biến khi xây nhà TPHCM này sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
TH2: Không thông báo, thông báo chậm cho cơ quan quản lý nhà nước về thời điểm khởi công xây dựng hoặc có thông báo nhưng không gửi kèm hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.
Sai phạm xây nhà không đảm bảo an toàn
Những lưu ý an toàn mà chủ đầu tư cần đặc biệt lưu ý với nhà thầu để đảm bảo công trình của mình diễn ra suôn sẻ mà không phải chịu những tình huống nghiêm trọng.
Công trình không được bao che cẩn thận, làm đổ vật liệu, đồ đạc… xuống bên dưới, gây ảnh hưởng cho nhà dân và khu vực bên dưới.
Khi tiến hành thi công làm ảnh hưởng đến công trình lân cận, gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng người khác.
Nhà thầu không trang bị đồ bảo hộ để đảm bảo yếu tố an toàn lao động cho nhân công trực tiếp tham gia thi công dự án.
Công trình cần được bao che cẩn thận để đảm bảo an toàn
Điều kiện để nhà xây dựng trái phép không bị buộc tháo dỡ
Căn cứ theo quy định tại Điều 84 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP thì các trường hợp vi phạm phổ biến khi xây nhà TPHCM như xây dựng sai nội dung trên Giấy phép xây dựng, xây dựng nhà không có giấy phép xây dựng mà theo quy định bắt buộc phải có giấy phép xây dựng hoặc xây dựng nhà sai thiết kế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xây sai quy hoạch xây dựng nếu thuộc 6 trường hợp được quy định thì vẫn được nộp lại số lợi bất chính để được cấp giấy phép hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng, thay vì phải tháo dỡ. Cụ thể 6 điều kiện nhà xây sai không bị tháo dỡ như sau:
Vi phạm xảy ra từ 4/1/2008 và kết thúc trước ngày 15/1/2018 nhưng sau ngày 15/1/2018 mới bị phát hiện hoặc bị phát hiện trước ngày 15/1/2018 và đã có một trong các văn bản như: biên bản vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Không vi phạm chỉ giới xây dựng.
Không gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
Không có tranh chấp xảy ra với nhà ở được xây dựng.
Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp.
Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Mức xử phạt đối với hành vi xây dựng nhà trái phép
Hiện nay, những trường hợp vi phạm phổ biến khi xây nhà TPHCM sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Không chỉ là nộp tiền xử phạt vi phạm mà còn áp dụng hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục khác. Cụ thể, với mỗi hành vi vi phạm thì quy định xử lý vi phạm trật tự xây dựng sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
Xử phạt hành vi xây dựng nhà trái phép do xây dựng sai nội dung trên Giấy phép xây dựng và bản thiết kế
Trong quá trình xây dựng, tuân thủ nội dung giấy phép xây dựng là yếu tố quan trọng đảm bảo tính hợp pháp và an toàn của công trình. Vậy xây dựng công trình xây dựng sai nội dung giấy phép xử phạt thế nào?
Xử phạt đối với hành vi xây dựng công trình sai nội dung trên Giấy phép xây dựng đối với trường hợp cần cấp phép sửa chữa, cải tạo và cần có Giấy phép xây dựng có thời hạn:
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP sẽ bị xử phạt như sau:
Đối với công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ mà sai nội dung trên Giấy phép xây dựng thì bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Đối với công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích văn hoá- lịch sử hoặc trong công trình xây dựng khác thì bị phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Có kỹ sư giám sát cho từng công trình để đảm bảo đúng tiến độ, yêu cầu kỹ thuật và chất lượng của công trình.
Xử phạt đối với hành vi xây dựng, thi công công trình sai nội dung trên Giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp được cấp Giấy phép xây dựng mới:
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 15 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP thì những trường hợp xây dựng sai nội dung ghi trên Giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt cụ thể như sau:
Đối với việc xây dựng nhà ở riêng lẻ thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng;
Đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ trong các khu bảo tồn, khu di tích văn hoá- lịch sử hoặc các công trình xây dựng khác thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng.
Xử phạt đối với hành vi xây dựng công trình không có Giấy phép xây dựng mà theo quy định của pháp luật phải có Giấy phép xây dựng:
Mức xử phạt đối với hành vi này được quy định cụ thể tại khoản 7 Điều 17 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP. Cụ thể mức xử phạt được quy định như sau:
Đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ mà không có Giấy phép xây dựng thì bị phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng;
Đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ trong các khu bảo tồn, khu di tích văn hóa - lịch sử hoặc các công trình xây dựng khác thì bị phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Xử phạt đối với hành vi xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng trong trường hợp được miễn Giấy phép xây dựng:
Theo đó, có nhiều trường hợp được Nhà nước miễn xin Giấy phép xây dựng mà chỉ yêu cầu có bản vẽ thiết kế được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và xác nhận. Nếu cá nhân hay tổ chức thực hiện hành vi xây dựng nhà không đúng so với bản thiết kế thì bị phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng theo quy định tại khoản 8 Điều 15 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP.
Xử phạt đối với hành vi xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt:
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 15 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP, đối với trường hợp vi phạm phổ biến khi xây nhà TPHCM như hành vi xây dựng trái phép do không đúng quy hoạch xây dựng sẽ bị xử phạt:
Đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ mà không có Giấy phép xây dựng thì bị phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ trong các khu bảo tồn, khu di tích văn hóa - lịch sử hoặc các công trình xây dựng khác thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 120 triệu đồng.
Chủ đầu tư phải có những kiến thức cơ bản về xây dựng và những thủ tục pháp lý cần thiết
Bên cạnh việc phạt tiền xử lý sai trong vi phạm xây dựng thì cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm các nội dung được phân tích tại Mục 4 này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục là buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm và thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 81 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP.
Trong trường hợp các hành vi đã phân tích trên đã bị lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính trước đây, dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi nhưng vẫn vi phạm thì bị xử phạt với mức phạt cụ thể được quy định tại khoản 12 Điều 15 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP như sau:
Đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ mà không có Giấy phép xây dựng thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 120 triệu đồng;
Đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ trong các khu bảo tồn, khu di tích văn hóa - lịch sử hoặc các công trình xây dựng khác thì bị phạt tiền từ 120 triệu đồng đến 140 triệu đồng.
Thẩm quyền xử lý vi phạm xây dựng là cơ quan nào?
Thẩm quyền xử phạt các trường hợp vi phạm phổ biến khi xây nhà TPHCM được quy định từ Điều 71 đến Điều 78 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Thẩm quyền của thanh tra viên xây dựng
Thanh tra viên xây dựng có thẩm quyền xử phạt
Cảnh cáo.
Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành
Thẩm quyền của trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng có thẩm quyền xử lý vi phạm xây dựng như sau:
Cảnh cáo.
Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm trong xây dựng nhà ở
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng có thẩm quyền xử phạt như sau:
Cảnh cáo.
Phạt tiền đến 500.000.000 đồng đối với lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng; đến 210.000.000 đồng đối với các lĩnh vực: Khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Sở Xây dựng
Chánh thanh tra Sở Xây dựng có thẩm quyền:
Cảnh cáo.
Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Bộ Xây dựng
Chánh thanh tra Bộ xây dựng có thẩm quyền:
Cảnh cáo.
Phạt tiền đến 300.000.000 đồng đối với lĩnh vực khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở. Bên cạnh đó, sẽ phạt đến 1.000.000.000 đồng đối với lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Vi phạm về khởi công xây dựng sẽ bị xử phạt hành chính
Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
Người có thẩm quyền xử phạt thuộc Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều 6 Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Quận/huyện
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Quận/huyện có thẩm quyền:
Cảnh cáo.
Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp thành phố
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp thành phố có thẩm quyền:
Cảnh cáo.
Phạt tiền đến 300.000.000 đồng đối với lĩnh vực khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở. Ngoài ra, sẽ phạt đến 1.000.000.000 đồng đối với lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Trên đây là toàn bộ trường hợp vi phạm phổ biến khi xây nhà TPHCM. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Xây dựng Khải Minh để được tư vấn cụ thể, tránh sai sót ảnh hưởng đến quá trình thi công và đạt được kết quả xây dựng chất lượng và suôn sẻ.