Các bước chính để xây dựng nhà ở 2 - 3 tầng CHI TIẾT 2023

các bước chính xây dựng nhà ở

Hình ảnh: Các bước chính xây dựng nhà ở

Yêu cầu tư vấn

Các bước chính xây dựng nhà ở là điều mà mỗi gia chủ đều rất quan tâm trước khi xây nhà. 

VẬY:

  • Xây nhà cần chuẩn bị những gì?
  • Các bước chính để xây dựng nhà ở gồm?
  • Các công đoạn xây nhà có yêu cầu gì?
  • Cẩm nang xây nhà,  kiến thức xây dựng nhà ở có những gì?

Để từ đó, gia chủ có thể lên kế hoạch chi tiết nhất:

  • Quy trình xây nhà từ móng đến mái.
  • Chuẩn bị ngân sách cũng như tiến độ thi công hoàn thiện ngôi nhà. 

Trong bài viết này, Khải Minh sẽ chia sẻ từ A-Z quy trình  các bước chính để xây dựng nhà ở. ĐỪNG BỎ LỠ NHÉ!

1. Tìm mua đất xây dựng là một trong các bước chính xây dựng nhà ở

các bước xây nhà

Hình ảnh: Các bước xây nhà

Tìm mua đất xây dựng là một bước quan trọng trong các bước chính để xây dựng nhà ở.

Đây là bước đầu tiên mà gia chủ cần phải chuẩn bị trước khi xây nhà. Bước này quan trọng vì:

Lựa chọn một mảnh đất TỐT đồng nghĩa với việc ngôi nhà của bạn sẽ có:

  • Nền tảng vững chắc,
  • Đẹp về phong thủy lẫn thiết kế.

Để xác định một mảnh đất có đẹp hay không nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Tùy theo phong thủy, tuổi tác của gia chủ mà chọn hướng đất, vị trí sao cho phù hợp. 

Nhìn chung, một mảnh đất đẹp sẽ đảm bảo các yếu tố sau đây:

1.1 Hướng đất

Hướng đất xây nhà

Hình ảnh: Hướng đất  xây nhà

Gia chủ muốn tự xây nhà thì nên chọn mảnh đất CÓ HƯỚNG ĐẤT phù hợp với tuổi của mình.

Ví dụ:

  • Người tuổi nên chọn mua nhà đất theo hướng:
    • Đông Bắc lệch về Bắc,
    • Hướng Tây Nam lệch về Tây,
    • Hướng Đông Nam lệch về Đông.
  • Người tuổi Sửu thì nên chọn hướng:
    • Hướng chính Bắc,
    • Hướng Đông Nam lệch về Nam,
    • Hướng chính Tây...

1.2 Vị trí

vị trí nhà xây

Hình ảnh: Vị trí nhà xây mà đất nằm ngay ngã ba đường, một trong những thế đất rất xấu bạn nên tránh

Theo cẩm nang xây nhà, về phương diện phong thủy, một mảnh đất đẹp sẽ:

  • Sở hữu vị trí tụ khí,
  • Nghĩa là đất thấp ở phía trước và cao ở phía sau,
  • Được cho là sẽ đem lại cuộc sống ấm no cho gia chủ.
  • Tương tự, mảnh đất có hướng Tây cao, hướng Đông thấp: Sẽ có nhiều phú quý.

1.3 Hình dạng đất

tự xây nhà

Hình ảnh: Hình dạng đất  tự xây nhà

Những mảnh đất có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật là các hình dạng đất RẤT TỐT:

  • Không chỉ về mặt phong thủy
  • Mà nó còn khiến cho thiết kế nhà bạn sau này trở nên dễ dàng và đẹp hơn.

Ngoài ra, những mảnh đất vuông vức sẽ có giá trị, khả năng tăng giá cao và dễ bán. 

Ngược lại, những mảnh đất có hình dạng méo mó, "đầu voi đuôi chuột" sẽ không có giá trị bằng.

Quy trình xây dựng nhà ở gồm mấy bước chính như: Tìm mua đất xây nhà, lập kế hoạch xây dựng, thủ tục pháp lý,...

Phân tiếp theo đây Khải Minh chia sẻ đến bạn các thông tin về lập kế hoạch xây nhà.

2. Lập kế hoạch xây nhà

quy trình xây nhà từ móng đến mái

Hình ảnh: Quy trình xây nhà từ móng đến mái

Lập kế hoạch xây nhà - đây được coi là bước tiền đề để quyết định quy mô căn nhà.

Ở bước này, cần phải:

  • Lên kế hoạch xây nhà cần chuẩn bị những gì. 
  • Trình tự thi công nhà ra sao?
  • Các bước chính để xây dựng nhà ở sẽ diễn ra trong bao lâu?

Từ đó, đưa ra các con số ước tính chi phí cần phải chuẩn bị để xây nhà. 

Tránh tình trạng không hoạch định rõ từ ban đầu, lúc xây thì bị vượt quá ngân sách.

Về cơ bản, các gia chủ nên chia khoản tiền dùng để xây nhà thành 3 phần để dễ quản lý:

2.1 Ước tính chi phí xây dựng cơ bản

xây nhà cần chuẩn bị những gì

Hình ảnh: Xây nhà cần chuẩn bị những gì

Ước tính chi phí xây dựng cơ bản là ước tính các chi phí để hoàn thiện phần cứng ngôi nhà, bao gồm cả:

  • Sơn bên trong
  • Và bên ngoài nhà.

Chi phí xây dựng cơ bản = Chi phí tư vấn thiết kế + Chi phí thi công xây dựng + Chi phí giám sát

2.2 Ước tính chi phí dự phòng phát sinh

các bước xây dựng nhà ở

Hình ảnh: Các bước xây dựng nhà ở công nghệ 6

Khi thực hiện trình tự thi công nhà sẽ phát sinh thêm nhiều khoản phí mà gia chủ chưa ước tính trước.

Mục đích của việc ước tính chi phí dự phòng phát sinh là để đề phòng xảy ra các sự cố khiến phát sinh thêm chi phí xây dựng.

Thông thường, gia chủ nên dự trù từ 10 - 30% số tiền so với chi phí xây dựng cơ bản. 

2.3 Ước tính chi phí hoàn thiện nội thất căn nhà

kiến thức xây dựng nhà ở

Hình ảnh: Kiến thức xây dựng nhà ở

Đây là một bước khá quan trọng trong các bước xây dựng nhà ở.

Việc dự trù này là cần thiết. Bởi đây là khoản tiền để bạn biết cách xây nhà và hoàn thiện toàn bộ ngôi nhà của mình.

Bao gồm cả chi phí sắm sửa trang thiết bị nội thất.

  • Khoản chi phí này có thể điều chỉnh tùy theo nhu cầu và tình hình tài chính thực tế.
  • Có thể hoàn thiện dần về sau này.

3. Tìm hiểu về pháp lý và kiến thức xây dựng 

trình bày các yêu cầu khi xây dựng nhà ở

Hình ảnh: Trình bày các yêu cầu khi xây dựng nhà ở

Nhắc đến nêu các bước chính xây dựng nhà ở thì không thể thiếu thủ tục pháp lý: Xin giấy phép xây dựng nhà.

Trong bước xin giấy phép xây dựng, gia chủ cần phải chuẩn bị:

Thứ nhất

Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, loại hình đất để xây nhà. 

Phù hợp với với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch.

Thứ 2 Thiết kế xây dựng nhà phù hợp quy hoạch.
Thứ 3 Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
Thứ 4

Hồ sơ bản vẽ đầy đủ giúp cho:

  • Việc thi công hoàn thiện công trình dễ dàng
  • Và nhanh chóng.
Thứ 5

Đơn vị thiết kế sẽ thực hiện:

  • Các bản vẽ
  • Đồng thời đính kèm cùng hợp đồng
  • Để tránh tình trạng sai lệch về sau.
Thứ 6

Phần phối cảnh minh họa:

  • Phối cảnh công trình chính diện, p
  • Pối cảnh các góc,
  • Phối cảnh nội thất,
  • Các phòng,
  • Tiểu cảnh,
  • Ngoại thất... 
Thứ 7

Phần bản vẽ kỹ thuật gồm:

  • Hồ sơ xin phép xây dựng,
  • Hồ sơ thiết kế sơ bộ,
  • Và hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công.
Thứ 8

Hồ sơ xin phép xây dựng:

  • Bản vẽ các mặt cắt,
  • Mặt đứng,
  • Các tầng,
  • Móng và
  • Sơ đồ bản vẽ điện nước.
Thứ 9

Hồ sơ thiết kế sơ bộ:

  • Các mặt bằng triển khai chi tiết,
  • Mặt đứng,
  • Mặt cắt
  • Mà các bản vẽ phối cảnh.
Thứ 10

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công: là bộ hồ sơ đầy đủ nhất để căn cứ thi công bao gồm:

  • Hồ sơ tính toán kết cấu,
  • Hồ sơ thiết kế điện,
  • Hồ sơ thiết kế cấp thoát nước,
  • Hồ sơ chống sét, báo cháy...
Thứ 11

Đối với các công trình xây xen kẽ liền kề nhau, trước khi khởi công xây dựng, cần lưu ý:

  • Phải lập hồ sơ hiện trạng các nhà lân cận;
  • Để làm cơ sở giải quyết khiếu nại
  • Khi xảy ra hư hỏng hay tranh chấp.
  • Hồ sơ phải có sự xác nhận của các bên
  • Và có thể lập bằng cách đo vẽ, phác sơ đồ

4. Làm việc với kiến trúc sư và nhà thầu xây dựng về cách xây nhà

cẩm nang xây nhà

Hình ảnh: Cẩm nang xây nhà

Bước 1: Quy hoạch công trình theo quy trình xây dựng nhà ở

các bước chính để xây dựng nhà ở gồm

Hình ảnh: Các bước chính để xây dựng nhà ở gồm

Trong trường hợp bạn đã có đất trống từ trước hoặc xây lại thì càng đơn giản.

Trường hợp gia chủ đang lên kế hoạch mua đất cần chú ý đến:

  • Vị thế,
  • Địa lý,
  • Phong thủy
  • Cũng như an ninh xã hội quanh khu vực đó,
  • Có thuận tiện cho quá trình lưu thông hay không.

Sau khi đã chuẩn bị hoàn tất đất để nhà xây. 

  • Gia chủ cần chuẩn bị các giấy tờ về pháp lý, giấy phép xây dựng,…
  • Để quá trình thi công công trình không gặp bất cứ rắc rối nào.

Bước 2: Định hướng lựa chọn phong cách thiết kế cho ngôi nhà

quy trình xây dựng nhà gồm mấy bước chính

Hình ảnh: Quy trình xây dựng nhà gồm mấy bước chính

Định hướng lựa chọn phong cách thiết kế cho ngôi nhà, bước này bạn phải: 

  • Lựa chọn phong cách mình yêu thích, ví dụ như kiểu nhà hiện đại, 2 tầng. 
    • Thì bạn phải nắm rõ  các bước xây nhà 2 tầng hiện đại.
  • Bạn là người ưa thích không gian ấm cúng, kiểu dáng nhà cấp 4 cổ điển. 
    • Thì bạn cần phải nắm rõ quy trình xây nhà cấp 4 cổ điển. 
  • Bạn là người ưa thích phong cách cổ kính của Pháp nhưng lại pha lẫn phong cách hiện đại
    • Thì bạn cần phải nắm rõ quy trình xây dựng nhà phố,  quy trình xây nhà 3 tầng tân cổ điển. 

Việc nắm rõ quy trình nhằm mục đích đo lường chi phí xây dựng có phù hợp với điều kiện kinh tế của bạn không.

Nếu bạn vẫn chưa định hình được phong cách ngôi nhà bạn sắp xây. 

Bạn có thể lựa chọn đơn vị tư vấn, thiết kế xây dựng trọn gói có nhiều năm kinh nghiệm. 

Họ sẽ lắng nghe và đưa ra các mẫu nhà phù hợp với mong muốn của bạn. 

Bước 3: Lựa chọn vật liệu xây dựng và tìm kiếm nhiều nguồn cung cấp

có mấy bước chính trong xây dựng nhà ở

Hình ảnh: Các công đoạn xây nhà

Đây là một công đoạn cực kỳ quan trọng trong quy trình xây nhà gồm mấy bước. 

Bởi đây là phần kết cấu của ngôi nhà. 

Bạn nên tham khảo nguyên vật liệu xây dựng từ nhiều nguồn khác nhau và lựa chọn cửa hàng có mức giá phải chăng, uy tín.

Yêu tố hàng đầu khi chọn mua nguyên vật liệu xây dựng là: 

  • Mới,
  • Bền,
  • Đẹp
  • Và phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân.

Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn đơn vị tư vấn, thiết kế, thi công cách xây nhà trọn gói thì bạn không cần lo lắng. 

  • Bởi đây là một bước nằm trong dịch vụ xây nhà trọn gói. 
  • Với kinh nghiệm lâu năm, họ sẽ lựa chọn vật tư phù hợp với mong muốn của bạn.
  • Tiết kiệm thời gian và công sức của bạn

Lưu ý khi lựa chọn vật tư:

các bước chuẩn bị xây nhà

Hình ảnh: Các bước chuẩn bị xây nhà, quy trình xây dựng nhà ở gồm mấy bước

Nắm rõ quy trình xây dựng nhà ở gồm mấy bước và những lưu ý khi lựa chọn vật tư xây dựng:

  • Tìm kiếm các nhà cung cấp có uy tín và đảm bảo chất lượng tiến độ công trình.
  • Tìm kiếm thông qua sự giới thiệu của người thân hoặc trên Internet.
  • Thông qua các đại lý, nhà phân phối
  • Tham khảo ý kiến từ đơn vị thiết kế.
  • Kiểm tra cẩn thận điều kiện thanh toán và mẫu mã cũng như chất lượng hàng trước khi đặt.
  • Ưu tiên đặt hàng trước và lưu kho tại nhà cung cấp để hạn chế tăng giá vào giai đoạn cao điểm. Đồng thời đảm bảo tốt tiến độ cung cấp vật tư cho công trình.

5. Chuẩn bị mặt bằng

các bước chính để xây dựng nhà ở là

Hình ảnh: Các bước chính để xây dựng nhà ở là

Có mấy bước chính để xây dựng nhà ở, tùy thuộc vào quy mô xây dựng mà sẽ có sự chênh lệch về số bước. 

Tuy nhiên, bất cứ công trình nào trước khi xây dựng cũng đều phải chuẩn bị mặt bằng.

  • Phá dỡ nhà cũ (nếu có).
  • Tập kết nguyên vật liệu (nếu không có mặt bằng có thể gửi lại tại kho của nhà cung cấp và chuyên chở đến theo đợt).
  • Làm lán trại cho công nhân.
  • Làm hàng rào che chắn, vách ngăn và bạt phủ cho công trình, đảm bảo an toàn cho mọi người và tài sản xung quanh.
  • Chuẩn bị nguồn điện và nước sẵn sàng cho giai đoạn thi công,
  • Có đầy đủ điện nước mới làm cốp pha hay trộn vữa, bê tông được.
  • Trường hợp nhà thay tên đổi chủ trên đồng hồ điện nước cũng nên làm việc trước với bộ phận chuyên trách tại chính quyền địa phương.

6. Xây dựng phần thô

quy trình xây nhà từ móng đến mái

Hình ảnh: Các bước chuẩn bị xây nhà, quy trình xây nhà từ móng đến mái

Xây dựng phần thô là  quy trình xây nhà từ móng đến mái và hệ thống điện, viễn thông, cấp thoát nước...

Các công đoạn xây nhà gồm có:

1. Móng:

Trong các bước chính xây dựng nhà ở, thì bước xây móng là công đoạn cực kỳ quan trọng.

Móng phải chắc thì mới cân bằng được những thứ còn lại.

Móng nhà có nhiều loại:

  • Móng đơn,
  • Móng băng,
  • Móng bè,
  • Móng cọc…

Công việc của xây móng là:

  • Đào đất,
  • Đắp đất,
  • Gia công cốp pha,
  • Cốt thép,
  • Đổ bê tông.

2. Mái:

  • Lắp dựng xà gồ,
  • Vỏ bao che của mái như ngói, tôn...

3. Thân, đây là phần khung của ngôi nhà, quyết định sự kiên cố. 

Chính vì vậy cẩn phải làm thật cẩn thẩn. Lựa chọn đơn vị uy tín và giám sát để tránh tình trạng "rút ruột công trình".

  • Gia công cốp pha,
  • Cốt thép,
  • Đổ bê tông cột, sàn,
  • Dầm,
  • Xây tô,
  • Cán nền...

4. Lắp khung bao cửa.

5. Hệ thống đường ống, điện, nước, mạng, cáp...

7. Xây dựng phần hoàn thiện

bước hoàn thiện gồm những công việc chính nào

Hình ảnh: Bước hoàn thiện gồm những công việc chính nào

Bạn đang quan tâm đến bước hoàn thiện gồm những công việc chính nào, đúng chứ?

Gia chủ nên cố gắng giữ nguyên thiết kế ban đầu đã chốt với kiến trúc sư để ngôi nhà được thi công đúng như mặt tiền 3D ban đầu.

Nêu các bước xây dựng nhà ở phần hoàn thiện gồm có: 

Phần nội thất
  • Bả matit, sơn nước, sơn dầu
  • Lắp và hoàn thiện cửa gỗ, thép, nhôm
  • Lắp lan can, tay vịn cầu thang, lan can mặt tiền
  • Đóng trần thạch cao
  • Ốp lát gạch đá trang trí
  • Ốp đá cầu thang, bàn bếp
  • Lát nền nhà, WC, sân
  • Lắp thiết bị điện, công tắc, ổ cắm...
  • Lắp đèn chiếu sáng
  • Lắp thiết bị vệ sinh, bồn nước, máy bơm, máy nước nóng...
Phần ngoại thất
  • Lát nền sân vườn
  • Tạo tiểu cảnh: hồ nước, non bộ, bồn hoa....
  • Trồng thảm cỏ, cây xanh

Sau khi hoàn thiện xong  quy trình xây dựng nhà ở có mấy bước, sẽ đến khâu sắm sửa nội thất. 

8. Sắm sửa nội thất

quy trình xây dựng nhà gồm mấy bước

Hình ảnh: Có mấy bước xây dựng nhà ở

Quy trình xây dựng nhà gồm mấy bước không thể thiếu đó là sắm sửa nội thất.

  • Một ngôi nhà đẹp không thể thiếu nội thất bên trong.
  • Sắp xếp nội thất khoa học làm tăng thẩm mỹ và giá trị ngôi nhà của bạn.
  • Một số xu hướng thiết kế nội thất nhà ở được ưa chuộng hiện nay là:

8.1 Xu hướng hiện đại

quy trình xây nhà 3 tầng hiện đại

Hình ảnh: Quy trình xây nhà 3 tầng theo xu hướng hiện đại

Nêu các bước chính xây dựng nhà ở đối với nhà hiện đại, thường:

  • Đơn giản,
  • It cầu kỳ,
  • Hạn chế trang trí nhiều đồ
  • Hay sử dụng nhiều màu sắc,
  • Chỉ dùng 3 màu chính:
    • Màu nền,
    • Màu chủ đạo
    • Và màu nhấn
  • Đặc biệt chú trọng đến không gian, hình khối của căn nhà.
  • Có thể mua sẵn hoặc đặt làm gia công nội thất tùy sở thích của mỗi người.

8.2 Xu hướng cổ điển

quy trình xây nhà cấp 4

Hình ảnh: Quy trình xây nhà cấp 4 theo xu hướng cổ điển

Có mấy bước chính để xây dựng nhà ở theo xu hướng cổ điển. 

Việc hoàn thiện căn nhà xong sẽ đến khâu mua sắm nội thất:

  • Các thiết kế thường cầu kỳ,
  • Tỉ mỉ,
  • Sang trọng,
  • Thể hiện gu thẫm mỹ,
  • Sự giàu sang,
  • Quý phái của gia chủ.
  • Kiểu thiết kế này đề cao hình thức,
  • Rất chú trọng đến vật liệu tự nhiên như gỗ, tre.
  • Xu hướng này thường sử dụng màu sắc tương phản nhau.
  • Trong nhà thường treo tranh nghệ thuật cổ điển.

8.3 Xu hướng tân cổ điển

các bước xây nhà 2 tầng theo xu hướng tân cổ điển

Hình ảnh: Các bước xây nhà 2 tầng theo xu hướng tân cổ điển 

Có mấy bước chính trong xây dựng nhà ở theo phong cách tân cổ điển đều đã hoàn thành. 

Tiếp theo đây, gia chủ cần phải mua sắm nội thất:

  • Các thiết kế thường mộc mạc,
  • Gần gũi,
  • Trật tự,
  • Đơn giản,
  • Không rườm rà.
  • Những màu sắc nhẹ nhàng như:
    • Trắng,
    • Kem,
    • Xám,
    • Xanh nhạt
    • Được ứng dụng phổ biến.
  • Bàn ghế thường sử dụng vật liệu tự nhiên như gỗ.

9. Nghiệm thu, vệ sinh công nghiệp và nhận bàn giao công trình

Nghiệm thu quy trình xây dựng nhà phố

Hình ảnh: Nghiệm thu quy trình xây dựng nhà phố

Sau khi hoàn thiện quy trình xây dựng nhà là gồm mấy bước chính.

Chủ nhà, nhà thầu xây dựng và nhà thầu tư vấn thiết kế phải cùng nhau tổ chức nghiệm thu, lập biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình trước khi đưa vào khai thác sử dụng.

Các vấn đề gia chủ cần đặc biệt lưu ý khi hoàn thiện xong các bước xây nhà:

  • Nghiệm thu theo từng hạng mục công trình.
  • Lập bảng thống kê để dễ theo dõi các bước.
  • Các bên liên quan phải có trách nhiệm sửa chữa và khắc phục nếu có sự cố.
  • Biên bản nghiệm thu là cơ sở thanh toán cho nhà thầu.
  • Các bộ phận bị che khuất của công trình:
    • Ví dụ hầm,
    • Hố,
    • Đường ống nước,
    • Điện âm tường...
    • Phải được nghiệm thu và làm bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
  • Công đoạn bàn giao công trình sẽ tiến hành sau khi công trình được xây lắp hoàn chỉnh và đạt yêu cầu chất lượng nghiệm thu.
  • Khi bàn giao hiện trạng, bên thi công, nhà thầu phải:
    • Đảm bảo thu dọn vệ sinh công trình,
    • Giao lại toàn bộ hồ sơ
    • Và các vấn đề liên quan.
    • Đơn vị thi công cũng đồng thời phải tháo dỡ
    • Và thu hết tài sản ra khỏi khu vực công trình
    • Để trả lại nguyên trạng khu vực đất mượn hay thuê phục vụ thi công.

10. Hoàn công và đưa vào sử dụng

có mấy bước chính trong xây dựng nhà ở

Hình ảnh: Hoàn thiện các bước chính xây dựng nhà ở và hoàn công đưa vào sử dụng

Nêu các bước chính xây dựng nhà ở không thể thiếu thủ tục nhà hoàn công nhà ở.

  • Thủ tục hoàn công, hay thủ tục hoàn tất thi công là một phần quan trọng nhất để được cấp sổ hồng.
  • Hồ sơ hoàn công sẽ được làm theo quy định và nộp tại cơ quan có thẩm quyền.
  • Nhà thầu thi công sẽ là người có trách nhiệm thay chủ đầu tư thực hiện công việc này.

Hồ sơ xin xác nhận công trình hoàn công (thủ tục hoàn công) bao gồm:

  • Giấy báo kiểm tra công trình hoàn thành theo mẫu (1 bản chính).
  • Giấy phép xây dựng nhà ở (1 bản sao y có chứng thực sao y), kèm theo bản vẽ thiết kế xây dựng - nhà hoàn (1 bản sao không cần chứng thực sao y).
  • Bản vẽ hiện trạng hoàn công (2 bản chính).
  • Bản hợp đồng thi công với đơn vị có giấy phép hành nghề (1 bản sao) kèm 1 bản sao giấy phép - hành nghề của đơn vị thi công (có thị thực sao y). Hoặc biên lai thu xây dựng.

11. Kết luận

Trên đây là tất cả thông tin về  các bước xây nhà, quy trình xây dựng nhà ở gồm bao nhiêu bước mà Khải Minh muốn truyền tải đến cho bạn. 

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về  trình bày các yêu cầu khi xây dựng nhà ở các bước chính xây dựng nhà ở.

Liên hệ ngay cho Khải Minh để được giải đáp miễn phí HOTLINE: 0901 999 998.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Mục Luc
Nội dung bài viếtx
popup

Số lượng:

Tổng tiền: