Chủ đầu tư xây dựng là gì? Trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý dự án 2023

chủ đầu tư

Yêu cầu tư vấn

Chủ đầu tư là người/tổ chức đóng vai trò quan trọng trong các dự án xây dựng.

VẬY:

  • Chủ đầu tư xây dựng là gì?
  • Vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý dự án?
  • Chủ đầu tư dự án có quyền hạn gì?
  • Làm thế nào để nhận biết được chủ đầu tư dự án đó có uy tín?

Cùng Khải Minh tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

1. Chủ đầu tư là gì?

chủ đầu tư là gì

Khái niệm về chủ đầu tư là gì được quy định trong Luật Đấu thầu 2013, như sau: 

Chủ đầu tư là một tổ chức sở hữu vốn hoặc được giao thay mặt chủ sở hữu vốn. Họ trực tiếp theo dõi và quản lý quá trình thực hiện dự án.

Định nghĩa về chủ đầu tư xây dựng là gì còn được quy định trong Luật Xây dựng 2014.

Chủ đầu tư xây dựng là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý. Họ sử dụng vốn để triển khai hoạt động đầu tư xây dựng.

Vậy, ví dụ về chủ đầu tư xây dựng là gì có thể hiểu như sau:

Chủ đầu tư là:

  • Cá nhân;
  • Tổ chức;
  • Sở hữu vốn ;
  • Hay được giao cho nguồn vốn;
  • Để thực hiện công việc:
    • Theo dõi,
    • Giám sát dự án.

2. Cách xác định chủ đầu tư là những ai?

cđt

Chủ đầu tư do người sở hữu vốn quyết định khi lập dự án hoặc khi phê duyệt dự án.

Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt cần phân biệt rõ ai là CĐT.

Tham khảo Khoản 9 Điều 3 của Luật Xây dựng năm 2014 để NẮM RÕ hơn chủ đầu tư là gì.

Trường hợp dự án sử dụng:

  • Vốn ngân sách nhà nước
  • Và vốn nhà nước ngoài ngân sách.

Chủ đầu tư là:

  • Các cơ quan,
  • Tổ chức
  • Được người quyết định đầu tư giao:
    • Quản lý,
    • Sử dụng vốn
    • Cho mục đích đầu tư xây dựng.

Trường hợp dự án sử dụng:

  • Vốn vay

CĐT là:

  • Cơ quan,
  • Tổ chức,
  • Cá nhân
  • Đứng ra vay vốn để đầu tư xây dựng.

Trường hợp dự án thực hiện theo hình thức:

  • Hợp đồng dự án
  • Hợp đồng đối tác công tư

Chủ đầu tư xây dựng là:

  • Doanh nghiệp dự án
  • Do nhà đầu tư thỏa thuận thành lập.
  • Căn cứ theo Điều 63 của Luật Xây dựng năm 2014.
Trường hợp dự án không thuộc một trong những trường hợp kể trên

Chủ đầu tư dự án do:

  • Tổ chức,
  • Cá nhân
  • Sở hữu vốn làm chủ đầu tư.

3. Vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý dự án

người quyết định đầu tư là ai

Vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý dự án là:

  • Tư vấn
  • Và thay mặt
  • Người quyết định đầu tư quản lý dự án.

Vì vậy, họ sẽ là người trực tiếp thực hiện việc giám sát công trình.

Họ sẽ đảm nhiệm công việc kiểm tra công tác thiết kế, tiêu chuẩn thi công.

3.1 Trong việc lập và quản lý triển khai dự án đầu tư xây dựng

quyết định đầu tư là gì

  • Chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý cũng như tính chính xác của các tài liệu, thông tin về dự án.
    • CĐT là người chịu trách nhiệm xin yêu cầu phê duyệt dự án;
    • Của các cơ quan có thẩm quyền.
  • Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ triển khai dự án.
    • Định kỳ gửi báo cáo thực hiện dự án;
    • Cho người quyết định đầu tư.
  • Nếu người quyết định đầu tư có yêu cầu thẩm định dự án thì:
    • CĐT có trách nhiệm lựa chọn những đơn vị có năng lực;
    • Để hoàn thành công việc này.
  • CĐT có trách nhiệm:
    • Thu hồi nguồn vốn,
    • Trả các khoản nợ
    • Với dự án có yêu cầu điều này
  • Tuân thủ theo các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

3.2 Trong khảo sát dự án xây dựng

người quyết định đầu tư

  • Nếu chủ đầu tư không thể tự thực hiện khảo sát xây dựng thì:
    • Cần lựa chọn đơn vị có năng lực triển khai;
    • Cần cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan cho họ.
  • Đề ra những yêu cầu và nghiệm thu:
    • Đảm bảo đơn vị khảo sát xây dựng
    • Đáp ứng thỏa mãn những điều đó.
  • Nếu chủ đầu tư cung cấp tài liệu:
    • Không phù hợp
    • Hoặc vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng
    • Thì họ sẽ phải đền bù các thiệt hại.

3.3 Trong thiết kế công trình xây dựng

trách nhiệm của chủ đầu tư

  • Nếu chủ đầu tư dự án không thể tự thực hiện việc thiết kế xây dựng:
    • Cần lựa chọn nhà thầu có năng lực;
    • Sau đó triển khai việc này.
  • Xác định nhiệm vụ thiết kế và cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà thầu thiết kế.
  • Dự trù chi phí xây dựng và nộp phí thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng.
  • Lưu trữ hồ sơ thiết kế xây dựng cũng như các tài liệu khác.
  • Chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp xảy ra vi phạm hợp đồng thiết kế.

3.4 Trong việc thi công công trình

chủ đầu tư xây dựng

  • Cần chọn lựa nhà thầu đáp ứng điều kiện năng lực hoạt động thi công xây dựng.
  • Phối hợp với chính quyền giải quyết việc giải phóng mặt bằng xây dựng. Tiếp theo là bồi thường thiệt hại phát sinh.
  • Giám sát, quản lý và nghiệm thu chất lượng thi công xây dựng đảm bảo theo đúng hợp đồng xây dựng.
  • Chịu trách nhiệm về:
    • Nguồn gốc;
    • Chất lượng của những loại nguyên liệu, vật liệu, vật tư;
    • Được cung cấp để sử dụng trong công trình.
  • Đảm bảo biện pháp thi công đạt chuẩn an toàn và vệ sinh môi trường.
  • Bồi thường những thiệt hại do chủ đầu tư gây ra.

3.5 Trong việc giám sát thi công xây dựng công trình

chủ đầu tư dự án

  • Nếu chủ đầu tư dự án không thể tự giám sát thi công thì:
    • CĐT có nghĩa vụ phải lựa chọn đơn vị giám sát;
    • Có năng lực thực hiện công việc này.
  • Chủ đầu tư cũng cần báo cho các bên liên quan hiểu về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát.
  • Giải quyết những đề xuất của đơn vị giám sát và thực hiện theo đúng hợp đồng giám sát thi công xây dựng.
  • Bồi thường nếu xảy ra thiệt hại và thực hiện các nghĩa vụ khác theo pháp luật.

4. Chủ đầu tư trong đấu thầu là gì? Trách nhiệm của chủ đầu tư trong đấu thầu như thế nào?

chủ đầu

Dựa vào Điều 74 Luật đấu thầu (số 43/2013/QH13) năm 2013:

Có thể hiểu chủ đầu tư trong đấu thầu là gì, trách nhiệm của Chủ đầu tư trong đấu thầu như sau:

Thứ nhất

Phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu:

  • Thứ 3Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
    • Trong trường hợp gói thầu được thực hiện
    • Trước khi có quyết định phê duyệt dự án;
  • Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, danh sách ngắn;
  • Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  • Danh sách xếp hạng nhà thầu;
  • Kết quả lựa chọn nhà thầu.
Thứ 2
  • Ký kết
  • Hoặc ủy quyền ký kết
  • Và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu.
Thứ 3

Quyết định thành lập bên mời thầu:

  • Với nhân sự đáp ứng các điều kiện
  • Theo quy định của Luật này.

Trường hợp nhân sự không đáp ứng:

  • Phải tiến hành lựa chọn một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp
  • Để làm bên mời thầu
  • Hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu.
Thứ 4 Quyết định xử lý tình huống.
Thứ 5 Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
Thứ 6 Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
Thứ 7

Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu:

  • Theo quy định của pháp luật về lưu trữ
  • Và quy định của Chính phủ.
Thứ 8 Báo cáo công tác đấu thầu hàng năm.
Thứ 9

Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật:

  • Cho các bên liên quan
  • Nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.
Thứ 10 Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này.
Thứ 11

Chịu trách nhiệm trước pháp luật:

  • Và người có thẩm quyền
  • Về quá trình lựa chọn nhà thầu.
Thứ 12
  • Cung cấp thông tin
  • Tài liệu liên quan
  • Và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này
  • Theo yêu cầu của:
    • Người có thẩm quyền,
    • Cơ quan thanh tra,
    • Kiểm tra,
    • Cơ quan quản lý nhà nước
    • Về hoạt động đấu thầu.

Thứ 13

Trường hợp chủ đầu tư đồng thời là bên mời thầu thì:

  • Còn phải thực hiện các trách nhiệm
  • Quy định tại Điều 75 của Luật này.

Thứ 14

Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

5. Quyền hạn của chủ đầu tư trong xây dựng

chủ đầu tư trong đấu thầu là gì

Sau đây là những quyền hạn của chủ đầu tư xây dựng mà bạn nên biết. 

Giúp bạn hiểu rõ quyền của chủ đầu tư là gì.

5.1 Trong việc lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng

chủ đầu tư tiếng anh là gì

  • Chủ đầu tư có quyền đề nghị các đơn vị liên quan cung cấp những thông tin, tài liệu về lập, quản lý dự án.
  • Họ có quyền ra quyết định thành lập, giải thể Ban quản lý dự án.
  • Và những quyền khác theo pháp luật.

5.2 Trong việc khảo sát xây dựng

chủ dự án là gì

  • Họ được quyền khảo sát xây dựng.
  • Họ được phép đề ra nhiệm vụ khảo sát xây dựng và yêu cầu đơn vị thực hiện nhiệm vụ khảo sát triển khai theo.
  • CĐT được phép tạm dừng hoặc chấm dứt hợp đồng khảo sát xây dựng.

5.3 Trong việc thiết kế và xây dựng

quyết định đầu tư là gì

  • Chủ đầu tư dự án được quyền tự thiết kế xây dựng nếu đủ năng lực.
  • Trong trường hợp không đủ năng lực, họ được quyền giao nhiệm vụ cho đơn vị chuyên môn phụ trách.
  • Họ có quyền yêu cầu sửa đổi thiết kế hoặc thay đổi nhà thầu thiết kế xây dựng khác.

5.4 Trong việc thi công xây dựng công trình

chủ dự án và chủ đầu tư

  • Họ được quyền tự triển khai hoặc lựa chọn nhà thầu đủ điều kiện năng lực xây dựng công trình.
  • Giám sát và yêu cầu nhà thầu xây dựng theo đúng hợp đồng.
  • Đình chỉ và thay thế đơn vị triển khai công trình khác.
  • Yêu cầu đơn vị thi công phải khắc phục hậu quả nếu để xảy ra tình trạng chất lượng công trình đi xuống.
  • Đề nghị các cá nhân, tổ chức có liên quan hợp tác để hoàn thiện công trình.

5.5 Trong việc giám sát thi công xây dựng công trình

ví dụ về chủ đầu tư

  • Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện hoặc lựa chọn nhà thầu giám sát thi công.
  • Được quyền thay đổi người giám sát nếu họ thực hiện sai quy định.
  • Đánh giá hiệu quả công việc của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình.
  • Những quyền khác được quy định trong hợp đồng và theo quy định của pháp luật.

6. Quyền hạn đặc biệt của chủ đầu tư là gì?

chủ dự án là gì

Bạn biết không? Ngoài những quyền hạn được nêu trên. 

Chủ đầu tư dự án còn một quyền hạn đặc biệt. 

Đó là:

  • Phê duyệt thiết kế xây dựng, cũng như giao nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên trách.
  • CĐT có quyền theo dõi, giám sát, yêu cầu các bộ phận liên quan hợp tác để hoàn thiện công trình xây dựng.
  • Khi dự án hoàn thành, chủ đầu tư là người nghiệm thu và cho phép công trình được đưa vào sử dụng.

7. Cách nhận biết chủ đầu tư uy tín

trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý dự án

Bất kỳ ai khi muốn đầu tư vào một dự án bất động sản nào, cũng đều phải quan tâm đến mức độ uy tín của chủ đầu tư.

Yếu tố này rất quan trọng, vậy có cách nào nhận biết chủ đầu tư dự án đó có uy tín?

Cùng Khải Minh tìm hiểu tiếp nhé!

7.1 Dựa vào tình trạng tài chính

chủ đầu tư

Chủ đầu tư là những công ty lớn trong ngành sẽ có tiềm lực về tài chính hơn.

Điều đó cho nhà đầu tư thấy mức độ tiềm năng của dự án bất động sản.

7.2 Dựa vào kinh nghiệm hoạt động

người quyết định đầu tư và chủ đầu tư

Số năm xuất hiện trên thị trường cho thấy năng lực của chủ đầu tư đó.

Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động, chủ đầu tư này có kỹ năng quản lý dự án tốt hơn.

Bên cạnh đó, họ dễ dàng xử lý các phát sinh xảy ra trong triển khai dự án.

7.3 Dựa vào đối tác của chủ đầu tư là ai

chủ đầu tư trong đấu thầu là gì

Đây là một yếu tố đánh giá mức độ uy tín của chủ đầu tư.

Nếu chủ đầu tư hợp tác với những công ty lớn trong ngành cho thấy họ đã được những công ty này công nhận về chất lượng.

7.4 Dựa vào những dự án đã thực hiện

quyết định đầu tư là gì

Một chủ đầu tư uy tín sẽ hoàn thành nhiều dự án, đem lại niềm tin cho người dân.

Có thể dựa vào số lượng dự án mà họ đã thực hiện, quy mô của dự án đó như thế nào để đánh giá thêm.

7.5 Dựa vào yếu tố pháp lý

người quyết định đầu tư là ai

Yếu tố pháp lý mà một yếu tố rất quan trọng.

Trước khi xây dựng nên tên tuổi là một chủ đầu tư lớn họ cần đảm bảo các điều kiện pháp lý tuân theo pháp luật.

Có thể tìm hiểu về giấy phép hoạt động của doanh nghiệp, giấy phép thành lập dự án.

Ngoài ra, chủ đầu tư uy tín sẽ cung cấp đầy đủ thông tin minh bạch về dự án để thu hút các nhà đầu tư.

8. Câu hỏi thường gặp về chủ đầu tư xây dựng là gì?

chủ đầu tư xây dựng

8.1 Chủ đầu tư tiếng anh là gì?

chủ đầu tư tiếng anh là gì

Chủ đầu tư tiếng Anh là: investor.

Chủ đầu tư tiếng Anh là gì được định nghĩa như sau:

Investor is the term used to refer to an investor, whereby the investor can be an individual or an organization, carrying out activities as an investment for business.

In particular, the investor must be fully responsible for all activities and processes of the investment project, including quality, efficiency... to ensure compliance with the provisions of law.

8.2 Chủ dự án là gì? Chủ dự án và chủ đầu tư là một có đúng không?

ví dụ về chủ đầu tư

Chủ dự án là gì được hiểu như sau:

Chủ dự án là chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng công trình.

Vậy chủ dự án và chủ đầu tư là một có đúng không?

Chủ dự án chính là mẫu tên gọi khác của chủ đầu tư, tên gọi này được đặt theo quy định của pháp luật đối với lĩnh vực xây dựng những dự án đầu tư và xây dựng công trình.

8.3 Phân biệt khái niệm người quyết định đầu tư và chủ đầu tư

người quyết định đầu tư và chủ đầu tư

Phân biệt khái niệm giữa  người quyết định đầu tư và chủ đầu tư:

Người quyết định đầu tư là gì? Chủ đầu tư là gì?

Người quyết định đầu tư là ai?

Tại điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định:

Người quyết định đầu tư là:

Cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của:

  • Cơ niệm quan,
  • Tổ chức,
  • Doanh nghiệp
    • Có thẩm quyền phê duyệt dự án
    • Và quyết định đầu tư xây dựng.

Chủ đầu tư xây dựng là gì?

Khoản 9 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định như sau: 

Ví dụ về chủ đầu tư là: 

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân:
    • Sở hữu vốn,
    • Vay vốn đầu tư xây dựng công trình.
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân:
    • Được giao trực tiếp quản lý,
    • Sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng.

9. Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về chủ đầu tư là gì, vai trò,  trách nhiệm của chủ đầu tư. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích dành cho bạn.

Công ty xây dựng Khải Minh với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng. 

Chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp những thắc mắc của bạn về các vấn đề liên quan đến chủ đầu tư

Liên hệ ngay Hotline: 0901 999 998 để được hỗ trợ miễn phí!

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Mục Luc
Nội dung bài viếtx
popup

Số lượng:

Tổng tiền: