[CHUẨN] Quy trình chi tiết các bước thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công trình 2023

Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình được quy định như thế nào năm 2023?

 

1. Dự án đầu tư xây dựng là gì?

2. Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng

 

 

  Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng

  Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng

  Giai đoạn 3: Giai đoạn kết thúc xây dựng

 

 

3. Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp

 

 

Lập dự án đầu tư xây dựng theo quy định pháp luật

Việc giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng được pháp luật quy định ra sao?

Hướng dẫn trình tự thủ tục các bước thực hiện dự án đầu tư xây dựng được quy định như thế nào?

 

 

Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình được đề ra để đảm bảo việc triển khai dự án theo đúng trình tự, tiến độ. 

Vậy:

  • Các bước chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng được quy định như thế nào?
  • Trình tự đầu tư xây dựng công trình có những giai đoạn nào?
  • Quy trình lập dự án đầu tư xây dựng công trình ra sao?

Tất cả những vấn đề trên sẽ được Xây Dựng Khải Minh giải đáp trong bài viết này, TÌM HIỂU NGAY NHÉ!

1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng cơ bản là gì? 

Khái niệm dự án đầu tư xây dựng cơ bản là gì

Hình ảnh: Khái niệm dự án đầu tư xây dựng cơ bản là gì

Khái niệm dự án đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận của hoạt động đầu tư, đó là:

  • Việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn
  • Và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân.

Quy trình chi tiết các bước thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công trình gồm có 3 GIAI ĐOẠN. Nội dung chi tiết từng phần sẽ được hướng dẫn chi tiết ở nội dung bên dưới.

2. Tóm tắt trình tự thực hiện dự án đầu tư công - các bước lập dự án đầu tư (có sử dụng đất)

các bước lập dự án đầu tư xây dựng

Hình ảnh: Trình tự thực hiện dự án đầu tư công

Các bước lập dự án kinh doanh như thế nào? 5 giai đoạn của dự án đầu tư có trình tự thực hiện ra sao?

Dưới đây là tóm tắt 5 giai đoạn của dự án đầu tư có sử dụng đất:

Giai đoạn 1: Cung cấp thông tin về dự án
  • Giấy đăng ký kinh doanh
  • Bản đồ tọa độ khu đất thực hiện dự án 
  • Văn bản pháp lý liên quan đến dự án nếu có
  • Bản sao y giấy CMND của người đại diện 
  • Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất đã được kiểm toán (nếu có)
  • Văn bản chứng minh vốn chủ sở hữu
Giai đoạn 2: Khảo sát khu đất Khảo sát thực tế khu đất vị trí thực hiện làm dự án (nếu có)
Giai đoạn 3: Lập dự thảo hồ sơ dự án bao gồm

Các bước lập dự án kinh doanh, các bước lập dự án đầu tư xây dựng:

Thứ nhất: Thuyết minh dự án đầu tư:

  • Thu thập, tổng hợp thông tin lập dự án 
  • Nghiên cứu thị trường, vị trí địa lý, các điều kiện thuận lợi để thực hiện dự án 
  • Tính toán tổng mức đầu tư: 
    • Chi phí xây dựng lắp đặt, 
    • Chi phí thiết bị, 
    • Chi phí quản lý dự án, 
    • Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, 
    • Dự phòng chi, lãi vay của dự án, 
  • Phương án hoàn trả vốn vay.
  • Lập dự toán và tổng mức đầu tư dự án.
  • Phân tích IRR và NPV của dự án
  • Đánh giá sơ bộ tác động môi trường của dự án
  • Hiệu quả kinh tế-tài chính của dự án
Thứ 2: Văn bản, tờ trình Thứ 3: Bản vẽ thiết kế cơ sở

Giai đoạn 4: Hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của chủ đầu tư và phát hành hồ sơ.

Gửi hồ sơ dự thảo cho Chủ đầu tư chỉnh sửa
Giai đoạn 5: Nộp hồ sơ cho Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan ban ngành
  • Các ý kiến thẩm định phản hồi của Cơ quan ban ngành gửi SKHĐT tỉnh
  • Chỉnh sửa bổ sung hồ sơ theo ý kiến
  • SKHĐT tỉnh lập báo cáo thẩm định trình UBND tỉnh
Ủy ban tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư

Trên đây là những chia sẻ cực chi tiết của Khải Minh về:

  • Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng
  • Hướng dẫn lập dự án đầu tư xây dựng 

3. Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng, các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng

trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Hình ảnh: Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng như thế nào? Có trình tự hình thành, thực hiện dự án đầu tư xây dựng ra sao?

Tại Điều 5 Luật Xây dựng 2014 quy định về trình tự đầu tư xây dựng có 3 GIAI ĐOẠN, trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ gồm:

Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm những công tác gì?

Trong giai đoạn chuẩn bị dự án, có các công việc cần làm như sau:

  • Khảo sát xây dựng;
  • Lập, thẩm định, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có);
    • Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng;
    • Lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi để phê duyệt/quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án; 
Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Trình tự hình thành, thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Trong giai đoạn thực hiện dự án, có

trình tự các bước phải làm gồm:
  • Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);
  • Khảo sát xây dựng;
  • Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;
  • Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng);
  • Lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; 
  • Thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng;
  • Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành;
  • Vận hành, chạy thử;
  • Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng;
  • Bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác;
Giai đoạn 3: Giai đoạn kết thúc xây dựng

Trong giai đoạn kết thúc làm dự án, có trình tự các bước cần làm sau:

  • Quyết toán hợp đồng xây dựng;
  • Quyết toán dự án hoàn thành;
  • Xác nhận hoàn thành công trình;
  • Bảo hành công trình xây dựng;
  • Bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác.

Trên đây là thông tin về:

  • Các bước triển khai dự án
  • Các bước chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng, 
  • Các bước thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, 
  • Trình tự thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản mà Khải Minh chia sẻ cho bạn.

4. Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp

quy trình lập dự án đầu tư xây dựng công trình

Hình ảnh: Quy trình quản lý dự án đầu tư

Quy trình lập dự án đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp có những điểm gì đáng lưu ý?

Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2021/NĐ-CP:

  • Quy định trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp.
  • Thực hiện theo quy định tại Điều 58 Nghị định 15/2021/NĐ-CP

 Tại điểm a khoản 1 Điều 130 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi 2020:

Quy định việc quản lý đầu tư công trình xây dựng khẩn cấp cụ thể như sau:

Bước 1

Người đứng đầu cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:

  • Có thẩm quyền quyết định việc xây dựng công trình khẩn cấp thuộc phạm vi quản lý 
  • Bằng lệnh xây dựng công trình khẩn cấp.

Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp được thể hiện bằng văn bản gồm các nội dung:

  • Mục đích xây dựng;
  • Địa điểm xây dựng;
  • Người được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình;
  • Thời gian xây dựng công trình;
  • Quy trình xây dựng công trình
  • Dự kiến chi phí;
  • Nguồn lực thực hiện và các yêu cầu cần thiết khác có liên quan.
Bước 2

Quy trình triển khai dự án, người được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình được tự quyết định toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Bao gồm:

  • Giao tổ chức, cá nhân thực hiện:
    • Các công việc khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng
    • Và các công việc cần thiết khác phục vụ xây dựng công trình khẩn cấp;
  • Quyết định về:
    • Trình tự thực hiện khảo sát,
    • Thiết kế và thi công xây dựng;
  • Quyết định về việc:
    • Giám sát thi công xây dựng
    • Và nghiệm thu công trình xây dựng
    • Đáp ứng yêu cầu của lệnh xây dựng công trình khẩn cấp.
Bước 3

Quy trình quản lý dự án xây dựng, sau khi kết thúc thi công xây dựng công trình khẩn cấp.

Người được giao xây dựng công trình khẩn cấp có trách nhiệm:

  • Tổ chức lập
  • Và hoàn thiện hồ sơ hoàn thành công trình.

Bao gồm:

  • Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp;
  • Các tài liệu khảo sát xây dựng (nếu có);
  • Thiết kế điển hình hoặc thiết kế bản vẽ thi công (nếu có);
  • Nhật ký thi công xây dựng công trình và các hình ảnh ghi nhận quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có);
  • Các biên bản nghiệm thu, kết quả thí nghiệm, quan trắc, đo đạc (nếu có);
  • Hồ sơ quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng (nếu có);
  • Bản vẽ hoàn công;
  • Phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếu có) sau khi đưa công trình xây dựng vào sử dụng;
  • Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng giữa chủ đầu tư, nhà thầu và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

5. Trình tự, thủ tục đầu tư dự án - lập dự án đầu tư xây dựng theo quy định pháp luật

trình tự, thủ tục đầu tư dự án

Hình ảnh: Các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng

Trình tự, thủ tục đầu tư dự án - trình tự lập dự án đầu tư xây dựng theo quy định pháp luật như thế nào?

Theo Điều 52 Lập dự án đầu tư, Luật Xây dựng 2014, sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định như sau:

1. Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được quy định như sau:

a) Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công; dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;

b) Đối với dự án không thuộc quy định tại điểm a khoản này, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định;

c) Trình tự lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật này, trừ dự án PPP.

3. Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau:

a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

b) Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định.

4. Nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Trên đây là những thông tin về trình tự, thủ tục thực hiện dự án đầu tư mà Khải Minh muốn chia sẻ cho bạn.

6. Việc giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng được pháp luật quy định ra sao?

quy trình đầu tư xây dựng cơ bản

Hình ảnh: Việc giám sát, đánh giá quy trình xây dựng công trình

Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng, giám sát, đánh giá dự án dự án đầu tư xây dựng được quy định tại:

  • Điều 8 Luật Xây dựng 2014,
  • Điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020.

1. Dự án đầu tư xây dựng phải được giám sát, đánh giá phù hợp với từng loại nguồn vốn như sau:

  • Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công:
    • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát,
    • Đánh giá theo quy định của pháp luật
    • Về đầu tư công và pháp luật về xây dựng theo nội dung
    • Và tiêu chí đánh giá đã được phê duyệt;
  • Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác:
    • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát,
    • Đánh giá về mục tiêu,
    • Sự phù hợp với quy hoạch liên quan,
    • Việc sử dụng đất, 
    • TIến độ đầu tư xây dựng và bảo vệ môi trường.

2. Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

  • Sử dụng vốn đâu tư công,
  • Vốn đóng góp của cộng đồng
  • Và vốn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước
  • Phải thực hiện giám sát của cộng đồng.

3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình

  • Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại khu vực xây dựng tổ chức thực hiện giám sát của cộng đồng.
  • Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Ghi chú 01: Tổng mức đầu tư xây dựng

các giai đoạn của dự án

Hình ảnh: Mức đầu tư xây dựng trình tự thực hiện dự an đầu tư công

Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng:

Điều 3. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng

tổng mức đầu tư các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng

Hình ảnh: Nội dung tổng mức đầu tư các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP

Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng có:

  • Chi phí quản lý dự án
  • Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
  • Chi phí khác

Được quy định cụ thể như sau:

a) Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP là:

Các chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ quy trình đầu tư dự án:

  • Giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng
  • Giai đoạn thực hiện dự án
  • Và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng.

b) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm các chi phí theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP là:

Các chi phí cần thiết để thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng từ quy trình đầu tư dự án:

  • Giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng
  • Giai đoạn thực hiện dự án
  • Và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng.

c) Chi phí khác để thực hiện các công việc gồm:

  • Rà phá bom mìn, vật nổ;
  • Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng;
  • Đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;
  • Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
  • Kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng và khi nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;)

Ghi chú 02: Thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

trong các giai đoạn thiết kế nếu thẩm định

Hình ảnh: Thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận 

đầu tư dự án

Luật Đầu tư số 67/2014/QH13/ Mục 3.

Thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Điều 36. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

quy trình đầu tư xây dựng có bản cấp xã

Hình ảnh: Trường hợp thực hiện thủ tục cấp dự án đầu tư là gì

  • Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
    • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
    • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
  • Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
    • Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
    • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
    • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
  • Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này,
    • Nhà đầu tư trong nước,
    • Tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này
    • Thực hiện dự án đầu tư sau khi được quyết định chủ trương đầu tư.
  • Trường hợp có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này,
    • Nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
    • Theo quy định tại Điều 37 của Luật này.

Điều 37. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

quy trình xây dựng

Hình ảnh:  Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 

làm dự án

  • Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này,
    • Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư
    • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
  • Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này,
  • Nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau đây:
    • Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này cho cơ quan đăng ký đầu tư;
    • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ dự án đầu tư,
    • Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
    • Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Điều 38. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

quy trình triển khai dự án

Hình ảnh:  Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  • Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  • Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
  • Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
    • Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    • Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Kết luận

Trên đây là tất cả thông tin về 

trình tự thực hiện dự án đầu tư công, quy trình chi tiết các bước thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công trình mà Khải Minh muốn chia sẻ cho bạn. 

Nếu bạn còn bất kỳ điều gì chưa rõ về trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Liên hệ ngay Khải Minh qua Hotline 0901 999 998 để được tư vấn kỹ hơn nhé.

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Mục Luc
Nội dung bài viếtx
popup

Số lượng:

Tổng tiền: