Xây nhà cần vật liệu gì? Chuẩn bị những giấy tờ gì để KHÔNG PHẢI HỐI HẬN?

xây nhà cần chuẩn bị những gì

Yêu cầu tư vấn

Bạn đang có ý định làm nhà? Bạn không biết xây nhà cần chuẩn bị những gì?

Để giúp bạn có những bước chuẩn bị cho quá trình thiết kế nhà ở được hoàn hảo nhất, Khải Minh với kinh nghiệm hơn 15 năm trong lĩnh vực nhà ở xin chia sẻ đến bạn các bước xây nhà ngay dưới đây.

Cùng tìm hiểu ngay các công đoạn xây nhà ĐỂ KHÔNG HỐI HẬN.

1. Lựa chọn mảnh đất để xây dựng

Việc bạn cần làm đầu tiên khi có ý định xây nhà đó chính là lựa chọn được mảnh đất để tiến hành xây dựng.

Thông thường, đối với những mảnh đất được cha ông ngày xưa để lại thì khá đơn giản. TUY NHIÊN, nếu chủ đầu tư muốn mua mảnh đất mới để xây nhà, thì đây là một vấn đề đáng lưu tâm.

Các TIÊU CHÍ để lựa chọn mảnh đất xây dựng ưng ý, đó là: 

  • Có vị trí thuận lợi, có đường đi lớn để
  • Dễ dàng thi công sau này. Hãy tránh những con hẻm nhỏ, vì chi phí xây dựng sẽ cao do không có chỗ tập kết vật tư, đổ bê tông thương phẩm…
  • Hướng mặt tiền: 

Nhà hướng Nam được xem là hướng thuận lợi nhất để làm nhà. 

Bởi buổi sáng sẽ tránh được ánh sáng chói chang của mặt trời ( phía Đông).  Buổi chiều không bị nắng chiếu gay gắt (phía Tây).


Chọn mảnh đất có đường lớn để đổ bê tông tươi cho sàn các tầng 

  • Thế đất phải thật sự bằng phẳng, nền đất phải kiên cố. Thông thường, nền đất cát được coi là nền tốt bởi khá kiên cố, khi xây nhà không sợ nguy cơ sụt lún, sạt lỡ.
  • Diện tích mảnh đất phải thỏa với nhu cầu xây dựng. Đừng chọn mảnh đất quá to, tránh bị lãng phí. Cũng như không tận dụng hết công năng của đất và phải phù hợp với tài chính của gia đình.
  • Lưu ý: nếu mua nhà cũ hãy quan tâm kĩ về vấn đề nhà có vách chung, tường chung hay không? Vì nếu tường chung, sau này khi tháo dỡ diện tích đất thực tế sẽ bị thu hẹp.
  • Một vấn đề nữa trong các công đoạn xây nhà, nếu mua nhà cũ phải đo đạc thật kĩ trước khi quyết định mua ngôi nhà đó.


Chọn mảnh đất có đường lớn để đổ bê tông tươi cho sàn các tầng 

2. Xác định mức độ đầu tư tài chính

Điều thứ 2 để giải quyết cho câu hỏi: xây nhà cần chuẩn bị những gì đó là vấn đề tài chính.

Tài chính là việc cần phải được chuẩn bị trước và trong quá trình thiết kế nhà ở. Vì nó quyết định đến quy mô,chất lượng xây dựng.

Đồng thời, bạn cần phải có kế hoạch chi tiết về các khoản chi phí để có thể quản lý được những khoảng thu chi cũng như tránh các chi phí có thể phát sinh 

Có một cách để bạn có thể hoạch định được các loại chi phí các bước xây nhà một cách hiệu quả đó là sự thống nhất giữa chủ đầu tư và kiến trúc sư.

Chủ đầu tư cần phải bàn bạc với kiến trúc sư về vấn đề giới hạn chi phí mà bạn sử dụng  trong thiết kế và xây dựng để đảm bảo bản thiết kế sẽ phù hợp với chủ đầu tư.

Theo kinh nghiệm của Khải Minh, bạn hãy thêm 10% trong tổng số để dự trù kinh phí (Phòng khi chủ đầu tư muốn thay đổi thiết kế ban đầu và  thay đổi sang vật tư tốt hơn).


Bảng báo giá giúp chủ đầu tư biết được con số về tổng chi phí xây dựng

ĐẶC BIỆT, bạn cần phải bỏ công để tìm hiểu kĩ về đơn giá làm nhà trọn gói của các nhà thầu.

Cũng như cách tính diện tích xây dựng nhà ở mà nhà thầu đang áp dụng để tính tổng diện tích xây dựng nhà có chi phí thiết kế, chi phí xây thô và hoàn thiện nhà trọn gói.

3. Bàn bạc với các thành viên gia đình và xác định quy mô xây dựng

Điều thứ 3 trong những điều cần biết khi xây nhà, bạn cần bàn bạc thật kỹ lưỡng với gia đình về các vấn đề xây nhà cần chuẩn bị những gì như:

  • Số lượng tầng nhà
  • Bao nhiêu phòng khách, ngủ, nhà vệ sinh.. 
  • Diện tích đất sử dụng để xây nhà
  • Chừa sân trước sau bao nhiêu
  • Có làm tầng lửng, ban công, phòng thờ riêng hay không?

để có thể đáp ứng đủ với nhu cầu sinh hoạt cho tất cả các thành viên trong nhà trong tương lai.

Và dĩ nhiên, hãy dự trù cho trường hợp gia đình có người thân từ nước ngoài về, họ hàng lên chơi, đón thêm thành viên mới…

Các thành viên trong gia đình có sự thống nhất ngay từ đầu, sẽ giúp cho quá trình thi công diễn ra thuận lợi ít xảy ra mâu thuẫn.

Cũng chính điều này sẽ giúp bạn bao quát các nhu cầu và dung hòa các sở thích của mọi người để đi đến thiết kế không gian chung hợp lý nhất cho gia đình.


Quy mô xây dựng phải đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình

4. Tìm hiểu kiến thức về ngành xây dựng

Trong các bước xây nhà, bạn cần trang bị cho bản thân thật kỹ lưỡng những kiến thức về ngành xây dựng.

Bởi có rất nhiều thông tin, cũng như kiến thức mà bạn “ người chủ đầu tư” cần phải nắm để có thể hiểu rõ về quá trình thiết kế nhà ở.

Xây nhà cần chuẩn bị những gì, cụ thể như sau:

  • Nếu xây nhà phần thô thì gồm những gì, nếu làm nhà trọn gói gồm những hạng mục nào.
  • Các quy định khi xây tầng lửng, tầng tum, chiều cao tối đa của ngôi nhà.
  • Tìm hiểu những chi phí phát sinh nằm ngoài báo giá thi công hoàn thiện như: Chi phí ép cọc, chi phí tháo dỡ nhà cũ.
  • Cách tính tổng diện tích xây dựng nhà để có được mức chi phí thiết kế, xây thô, hoàn thiện.
  • Các thủ tục pháp lý cần có như:  Xin giấy phép xây dựng, khởi công, tháo dỡ, kiểm tra của thanh tra xây dựng, hoàn công…
  • Những tiêu chuẩn thi công cơ bản, hãy tìm hiểu nguyên nhân gây phát sinh trong quá trình xây dựng.
  • Cần nắm thêm một vài thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành xây dựng như: lăm le, vách song, thông thủy, …
  • Và đặc biệt hơn hết là những mẫu thiết kế hay vật liệu mới có thể làm đẹp cho ngôi nhà.


Tìm hiểu kiến thức về ngành trước khi chuẩn bị làm nhà

5. Các giấy tờ cần có khi chuẩn bị xây nhà

Trong các bước xây nhà , bước chuẩn bị giấy tờ liên quan khá quan trọng như: 

  • giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nhà) mà thường gọi là sổ đỏ, sổ hồng 
  • bản vẽ hiện trạng.

Riêng đối với những giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cũ, thông tin về tọa độ, góc ranh cần phải cập nhật theo hiện trạng mới.

Khi bạn chủ quan, không chuẩn bị trước các loại giấy tờ liên quan này thì khi bắt đầu công việc làm nhà, chắc chắn bạn sẽ chậm trễ công việc theo kế hoạch.

Khi bạn chủ quan, không chuẩn bị trước các loại giấy tờ liên quan này thì khi bắt đầu công việc thiết kế nhà ở, chắc chắn bạn sẽ chậm trễ công việc theo kế hoạch.


Chuẩn bị các giấy tờ liên quan khi chuẩn bị xây nhà

6. Thuê công ty thiết kế xây nhà

Đừng nghĩ rằng với các bước xây nhà, bạn không cần thuê công ty thiết kế xây nhà. Đây là quan điểm khá sai lầm mà nhiều người mắc phải.

Nếu bạn ở đô thị, ngày nay quỹ đất ngày càng ít dần do quy mô dân số tăng, giá cả đắt đỏ.

Việc sở hữu một thửa đất lớn thật sự khó khăn. Bởi vậy, DẠNG NHÀ ỐNG, NHÀ LIỀN KỀ có diện tích đất nhỏ khá phổ biến hiện nay.

Bạn cần thuê thiết kế để có thể tối ưu được các công đoạn xây nhà, không gian sử dụng, bố trí, sắp xếp hợp lý trong tổng thể mặt bằng kiến trúc nội, ngoại thất căn nhà.

Bạn chỉ bỏ ra một ít chi phí ban đầu nhưng về lâu dài, bạn có được cả một không gian sống tiện nghi, sử dụng cả một cuộc đời.

Việc bạn thuê 1 công ty thiết kế xây dựng không chỉ giúp bạn trả lời câu hỏi xây nhà cần chuẩn bị những gì mà còn có lợi cho công việc xin phép xây dựng ở bước 3. 

Ngày nay, các phương án thiết kế nhà ở về:

  • kiến trúc ngoại thất,
  • số tầng, chiều cao nhà, 
  • chiều cao tầng, 
  • ô trống trong nhà… 

nên được thảo luận và thống nhất trước khi làm xin phép xây dựng để tránh việc phải sửa đi sửa lại thiết kế nhiều lần.

Thuê công ty làm nhà
Thuê công ty thiết kế để đẩy nhanh tiến độ làm nhà

7. Xin phép xây dựng

Việc xin giấy phép xây dựng sẽ mất thời gian từ HAI ĐẾN 3 TUẦN, thậm chí có thể lâu hơn nếu có các phát sinh các điều chỉnh trong giấy tờ, bản vẽ thiết kế. 

Việc làm thủ tục xin phép xây dựng là bắt buộc theo luật quy định, là bước không thể thiếu để trả lời câu hỏi xây nhà cần chuẩn bị những gì.

Nội dung của giấy phép xây dựng cho biết quy mô căn nhà, diện tích, mật độ xây dựng, khoảng lùi so với ranh lộ giới, độ vươn ban công…

Xin phép xây dựng khi chuẩn bị xây nhà
Xin phép xây dựng trước khi chuẩn bị làm nhà

8. Dự trù chi phí trước khi chuẩn bị xây nhà

Việc dự trù chi phí trước khi chuẩn bị xây nhà là vấn đề bạn phải chuẩn bị từ trước. Bởi các bước xây nhà nó khá tốn thời gian.

Việc lên dự trù chi phí, hãy nhắm đến suất đầu tư phù hợp với khả năng chi trả của mình để đưa ra quyết định về quy mô căn nhà muốn xây dựng.

Vấn đề phát sinh chi phí trong xây dựng sẽ xảy ra và cực kì khó kiểm soát nếu như bạn KHÔNG lên được kế hoạch về tiền bạc trong các công đoạn xây nhà.

Đừng để bản thân rơi vào tình huống “PHÓNG LAO PHẢI THEO LAO”, lúc đó sẽ khó khăn hơn cho bạn trong những giai đoạn hoàn thiện cuối cùng.

Bên cạnh đó, khi bạn đã lên được chi phí thiết kế nhà ở sẽ giúp bản vẽ thiết kế sát sao hơn, thực tế hơn vì khi thiết kế, kiến trúc sư sẽ áp vật liệu theo chất lượng, mẫu mã. 

Nói 1 cách chi tiết hơn, người thiết kế sẽ đưa các vật dụng nội thất theo chất lượng tương đương với đơn giá dự toán vào bản vẽ thiết kế.

Điều này nhằm mục đích để tránh các trường hợp khi thiết kế thì đưa các vật dụng sang trọng để thỏa mãn nhu cầu ban đầu.

Trong khi thực tế thi công bạn CHƯA CHẮC ĐÃ ĐỦ TIỀN để đầu tư vật liệu chất lượng như thế.

Đôi khi bạn còn phải chọn lại mẫu mã vật liệu mới cho phù hợp với khả năng tài chính. Bản vẽ thiết kế phải phối lại theo sự thay đổi này.

Thật sự rất mất thời gian và công sức. DO VẬY, để công tác chuẩn bị xây nhà cần chuẩn bị những gì được nhanh chóng, bạn cần quan tâm đến việc dự trù chi phí.


Cần dự trù chi phí kĩ lưỡng trước khi chuẩn bị xây nhà

9. Tham khảo giá vật liệu xây dựng

Bạn nhất định phải đi tham khảo thông tin về ĐƠN GIÁ VẬT LIỆU XÂY DỰNG trên thị trường để nắm được giá cả.

Việc bạn biết được thông tin của thị trường sẽ giúp bạn quyết định xây nhà vào những thời điểm thích hợp.

BẠN BIẾT KHÔNG? Vào đầu năm 2017, GIÁ CÁT XÂY DỰNG tăng cao lên đến 3 – 4 lần. 

Việc tăng giá đột biến làm phát sinh chi phí xây dựng, gây khó khăn cho nhà thầu và chủ nhà, nhiều công trình phải dừng thi công để chờ giá cát giảm xuống.

Bởi vậy, trong các công đoạn xây nhà, việc tìm được nhà cung cấp vật liệu xây dựng với mức giá hợp lý cũng cực kỳ quan trọng. 

Tham khảo trước giá vật liệu xây dựng khi xây nhà

10. Phong thủy nhà ở và xem ngày khởi công

Phong thủy được xem là yếu tố bạn cần lưu tâm nhiều khi có ý định xây nhà ở. Trước khi chuẩn bị xây nhà ở, bạn cần xem trước phong thủy để chọn:

  • mẫu mã,
  • màu sắc của vật liệu, 
  • màu sơn của tường, 
  • tông màu nội thất các phòng ngủ, phòng khách…

để đưa các yếu tố ấy vào trong thiết kế. Khi đó, bản vẽ thiết kế sẽ chặt chẽ hơn và có thể tránh việc sửa đi sửa lại bản vẽ nhiều lần.

NHƯNG việc áp dụng phong thủy không nên triệt để, cứng nhắc mà bạn cần phải xem xét đến các yếu tố thực tế trong thi công để KHÔNG ẢNH HƯỞNG đến kỹ thuật, kết cấu.

Có khá nhiều chủ nhà để tránh những chỗ bất lợi theo phong thủy mà chạy các ống thoát nước ngoằn ngoèo, gấp khúc sau một thời gian ngắn thì bị tắt nghẽn.

ĐỒNG THỜI, xem ngày khởi công giúp quá trình lên kế hoạch chuẩn bị xây nhà cần thực hiện sớm. Đôi khi ngày, tháng hợp tuổi trong năm CHỈ CÓ MỘT HOẶC HAI THÁNG nào đó. 

Nhiều khi xem được ngày tháng tốt để khởi công lại đến quá gần khiến bạn không kịp chuẩn bị nên dễ thiếu sót và bất lợi.

TÓM LẠI, trong quy trình xây nhà cần chuẩn bị những gì, không được bỏ qua việc xem phong thủy.

Phong thủy là yếu tố quan trọng, bạn cần chú ý khi chuẩn bị làm nhà

11. Tìm nhà thầu xây dựng là bước quan trọng khi xây nhà

Có thể nói, việc tìm nhà thầu xây dựng là bước ưu tiên số một khi bạn chuẩn bị xây nhà. 

Một khi bạn đã chọn được nhà thầu xây dựng rồi thì các khâu:

  • thiết kế, 
  • xin phép, 
  • các thủ tục liên quan để xây nhà 

nhà thầu đều có thể giúp bạn dễ dàng và nhanh chóng.

12. Ký kết hợp đồng xây dựng

Có hợp đồng, mọi thứ sẽ được rõ ràng ngay từ đầu. Việc ký kết hợp đồng xây dựng sẽ giúp hai bên thỏa hiệp những vấn đề trong quá trình thi công.

Có nhiều chủ đầu tư gặp vấn đề trong quá trình thi công về giấy tờ xây dựng, hay rủi ro lúc thi công.

Việc có 1 bản hợp đồng xây dựng giúp hạn chế các rủi ro này đòi hỏi bên thi công và bên chủ đầu tư phải có bản hợp đồng xây dựng.

Ký hợp đồng xây dựng giúp hạn chế rủi ro khi thi công

Dưới đây là một vài vấn đề bạn cần lưu ý trong quy trình xây nhà cần chuẩn bị những gì, bạn cần xem xét và đọc kỹ khi ký hợp đồng.

  • Bạn cần yêu cầu nhà thầu cung cấp rõ ràng bảng báo giá, dự toán chi tiết, liệt kê vật tư chi tiết.

Bởi đa phần các nhà thầu làm việc không rõ ràng, họ chỉ có danh sách liệt kê vật tư mà không đi vào cụ thể như: Tên vật tư, kích thước, số lượng, nhãn hiệu, nhân công, giá cả…

  • Giá trị của hợp đồng có thể tăng giảm tùy vào diện tích phát sinh hay khối lượng thi công phát sinh, đơn giá không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.

Bạn cần làm rõ các chi phí phụ trong các công đoạn xây nhà như: chi phí điện nước trong quá trình thi công, chi phí thuê mặt bằng vỉa hè, xin cấp xây dựng, các loại chi phí phát sinh cho công nhân thi công trong quá trình thi công.

  • Hãy quan tâm việc thương thảo: khi có thiệt hại về kinh tế, rủi ro trong quá trình thi công thực hiện hợp đồng.
  • Bạn cần chú ý làm rõ với bên thi công về công tác nhân sự trong suốt quá trình thi công như: công nhân, cán bộ kỹ thuật,...
  • ĐẶC BIỆT, đọc kĩ cam kết ràng buộc giữa hai bên chủ đầu tư và đơn vị nhà thầu thi công.

Ký kết hợp đồng để rõ ràng thỏa thuận của đôi bên trước khi chuẩn bị xây nhà

13. Giám sát thi công

Có thể xem vấn đề giám sát thi công là việc kiểm soát và đảm bảo chất lượng thi công. Đồng thời còn kiểm soát an toàn, tiến độ, vệ sinh và môi trường. 

Các kỹ sư công trình là người sẽ trực tiếp giám sát thi công. Bạn cũng nên tự giám sát công trình mình nếu có sai sót có thể kịp thời chỉnh sửa. 

Nếu lựa chọn được nhà thầu uy tín có tâm và có tầm, chủ đầu tư KHÔNG CẦN LO LẮNG cho công trình khi đã tìm hiểu kĩ hình ảnh thực tế thi công.

14. Nghiệm thu công trình

Nghiệm thu công trình là quá trình kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng.

Được hiểu theo cách khác là kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng. 

Quá trình nghiệm thu này được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công.

Từ đó sẽ có các quyết định công trình có đủ chất lượng, kỹ thuật để được đưa vào sử dụng hay không.

 Mẫu nghiệm thu công trình cơ bản trong các bước chuẩn bị xây nhà

Có thể nói việc thực hiện nghiệm thu là rất quan trọng và vô cùng cần thiết cho mỗi công trình xây dựng.

Đây được xem là căn cứ, là độ bảo đảm an toàn, chất lượng mà bạn và nhà thầu thực hiện với nhau theo đúng với những thỏa thuận trong hợp đồng trước đó.

Nếu trong quá trình nghiệm thu phát hiện lỗi, nếu lỗi ở nhà thầu, họ phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và chịu mọi chi phí kể cả chi phí kiểm định phúc tra.

15. Làm thủ tục hoàn công

Bước cuối cùng trong quy trình xây nhà cần chuẩn bị những gì là àm thủ tục hoàn công hay còn gọi là hoàn công xây dựng, là việc hoàn thành công trình.

Đây là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình nhà cửa

Nhằm xác nhận sự kiện các chủ đầu tư, nhà thầu thi công đã hoàn thành công trình xây dựng hay chưa.

Sau khi được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi công sẽ có nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.

Đây là điều kiện để cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công. Việc hoàn công này thông thường được tiến hành bởi chính chủ nhà, chủ đầu tư.

Sau khi công trình xây dựng được hoàn thành, nhà thầu sẽ cung cấp cho chủ đầu tư:

  • Biên bản kiểm tra của thanh tra xây dựng 
  • Bản vẽ điện nước hoàn công để chủ đầu tư có thể tiến hành làm thủ tục hoàn công.

Thủ tục hoàn công được xem là bước cuối trong thủ tục làm nhà

16. Kết luận

Bài viết trên đây Khải Minh đã giải quyết cho bạn câu hỏi: “xây nhà cần chuẩn bị những gì?”, mong rằng sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình làm nhà. Nhìn chung, bạn cần chuẩn bị rất nhiều thứ khi có ý định xây nhà. TUY NHIÊN, để tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như không phải đau đầu về các thủ tục hành chính, bạn nên nhờ đến nhà thầu chuyên nghiệp để được tư vấn.

Điều này sẽ giúp bạn tránh được những sai sót không đáng có khi xây dựng ngôi nhà của mình. Với KINH NGHIỆM HƠN 15 năm trong lĩnh vực xây dựng nhà ở tại thành phố Hồ Chí Minh,  Công ty xây dựng Khải Minh cam kết hỗ trợ nhanh nhất dịch vụ làm nhà cho bạn. Vui lòng liên hệ theo HOTLINE để được tư vấn cụ thể: 0901 999 998.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Mục Luc
Nội dung bài viếtx
popup

Số lượng:

Tổng tiền: