Quy trình cấp 1 là gì? Quy định phân loại cấp công trình cấp 1,2,3,4?

công trình cấp 1 2 3 4 là gì
Hình ảnh: Công trình cấp 1 2 3 4 là gì

Yêu cầu tư vấn

Công trình cấp 1 là loại công trình quan trọng chỉ sau công trình đặc biệt cấp quốc gia.

Vậy:

  • Công trình cấp 1 là gì?
  • Cơ sở pháp lý quy định phân loại cấp công trình?
  • Công trình cấp đặc biệt là gì?
  • Công trình cấp 1 2 3 4 là gì?

Đây là những thắc mắc mà rất nhiều anh em kỹ sư xây dựng quan tâm khi làm về: 

  • Hồ sơ dự thầu
  • Chứng chỉ hành nghề cá nhân
  • Hồ sơ năng lực hoạt động xây dựng cho công ty. 

Tất cả vấn đề trên sẽ được Khải Minh giải đáp rõ ràng, TÌM HIỂU NGAY NHÉ!

1. Cơ sở pháp lý về phân loại, phân cấp công trình xây dựng

quy định cấp công trình nhà ở

Hình ảnh: Phân loại cấp công trình

Theo quy định phân cấp công trình xây dựng 2016 (Thông tư số 03/2016/TT-BXD):

  • Quy định về cấp công trình;
  • Và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.

Theo thông tư 07/2019/TT-BXD về Sửa đổi, bổ sung, thay thế một số quy định phân cấp công trình xây dựng 2016 tại (Thông tư số 03/2016/TT-BXD):

  • Quy định về phân cấp công trình xây dựng;
  • Và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.

Theo Quy định cấp công trình 2015 (Nghị định 46/2015/NĐ-CP):

  • Quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng;
  • Và bảo trì công trình xây dựng.

2. Công trình cấp 1 là gì?

công trình cấp 1 là gì

Hình ảnh: Công trình cấp 1 là gì

Công trình cấp 1 là gì? Căn cứ vào điều 2 Thông tư 03/2016/TT-BXD ( phân cấp công trình xây dựng 2016)

Công trình cấp 1 là phân cấp công trình được phân theo mức độ quan trọng, quy mô của công trình ở tầm quan trọng và chỉ sau công trình cấp đặc biệt. cấp quốc gia.

Sau khi biết được khái niệm công trình cấp 1 là gì ? Vậy còn ảnh hưởng của công trình này thì sao?

Công trình cấp 1 có ảnh hưởng và có tác động rất lớn đến:

  • Tài sản,
  • Tính mạng của cộng đồng dân cư
  • Và sự phát triển kinh tế, xã hội trong vùng lãnh thổ rộng lớn.

Ví dụ:

  • Công trình dân dụng cấp 1:
    • Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 10.000m2 đến dưới 15.000m2;
    • Hay có chiều cao từ 20 đến 29 tầng.
  • Công trình cấp 1 sẽ là những tòa nhà có:
    • Chiều cao từ 75 – 200m;
    • Số tầng từ 21 – 50;
    • Và tổng diện tích sàn trên 20.000m2.
  •  Công trình cấp 1 đối với công trình công nghiệp luyện kim màu:
    • Là các nhà máy có sản lượng trên 0.5 triệu tấn thành phẩm/ năm.

3. Công trình cấp 1 khác gì so với công trình dân dụng là gì

phân cấp công trình xây dựng 2016

Hình ảnh: Công trình dân dụng là gì

Sau khi tìm hiểu về khái niệm  công trình cấp 1 là gì?

Cùng Khải Minh tìm hiểu xem giữa công trình cấp 1 là gìcông trình dân dụng là gì có điểm gì khác biệt nhé!

Công trình cấp 1 là gì Công trình dân dụng là gì

Đối tượng sử dụng: Phục vụ các mục đích quốc gia, quy mô lớn hơn.

Đối tượng sử dụng: Phục vụ nhu cầu của các cá nhân, cộng đồng nhỏ hơn.

Quy mô và phạm vi: Quy mô lớn và phạm vi hoạt động rộng Quy mô và phạm vi: Quy mô nhỏ và phạm vi hoạt động hạn chế
Mục đích sử dụng: Phục vụ mục đích công cộng để thúc đẩy giao thông, sản xuất, chính trị, quốc phòng,... Mục đích sử dụng: Phục vụ cá nhân, tổ chức, đáp ứng nhu cầu của cư dân trong các hoạt động hằng ngày.

4. Quy định về công trình cấp 1 2 3 4 là gì, phân loại cấp công trình xây dựng?

quy định về cấp công trình

Theo quy định phân cấp công trình xây dựng 2015 (Nghị định 46/2015/NĐ-CP) về: 

Quản lý bảo trì công trình xây dựng thì công trình xây dựng sẽ gồm những công trình như sau:

Công trình dân dụng 

Công trình xây dựng dân dụng bao gồm:

  • Các loại nhà dân dụng, nhà ở riêng lẻ;
  • Và các loại công trình công cộng.
Công trình công nghiệp

Bao gồm:

  • Công trình sản xuất vật liệu xây dựng;
  • Công trình khai thác than, quặng;
  • Công trình khai thác và chế biến dầu khí; 
  • Công trình sản xuất công nghiệp nặng;
  • Công trình sản xuất công nghiệp nhẹ;
  • Công trình chế biến thuỷ sản
  • Và các công trình công nghiệp khác.
Công trình giao thông

Bao gồm: 

  • Các công trình đường bộ;
  • Đường sắt;
  • Đường hàng không…
Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bao gồm: 

  • Công trình đê điều;
  • Thủy lợi;
  • Công trình chăn nuôi…
 Công trình hạ tầng kỹ thuật

Là cơ sở hạ tầng phục vụ dịch vụ công cộng như:

  • Điện;
  • Nước; 
  • Thông tin liên lạc…
 Công trình quốc phòng, an ninh

Bao gồm:

  • Các công trình phục vụ quốc phòng do bộ quốc phòng, bộ công an quản lý
  • Và thông thường các công trình này được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước.

Lưu ý: Một dự án đầu tư xây dựng nếu có nhiều hạng mục xây dựng khác nhau về công năng sử dụng thì có thể sẽ có nhiều loại công trình khác nhau.

4.1 Phân cấp công trình nhằm mục đích gì?

công trình xây dựng dân dụng

Theo phân cấp công trình xây dựng 2016 (Khoản 1, Khoản 2, Điều 3, Thông tư 03/2016/TT-BXD)

Phân loại cấp công trình là gì, nhằm mục đích: 

  • Xác định thẩm quyền cơ quan chuyên môn về:
    • Xây dựng sẽ thẩm định thiết kế xây dựng;
    • Và kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công.
  • Phân hạng năng lực hoạt động của Tổ chức, cá nhân để:
    • Cấp chứng chỉ năng lực;
    • Và chứng chỉ hành nghề tương ứng.
  • Công bố thông tin năng lực hoạt động xây dựng.
  • Việc tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc.
  • Xác định mức ảnh hưởng đến an toàn công động
  • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
  • Việc đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng
  • Xác định sự cố công trình và thẩm quyền giải quyết sự cố công trình
  • Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
  • Thời hạn và mức tiền bảo hành công trình
  • Quy trình bảo trì.

4.2 Phân cấp công trình theo tiêu chí gì?

bảo trì công trình xây dựng

2 tiêu chí để phân cấp công trình 2022 là:

  • Theo quy mô công suất hoặc tầm quan trọng của công trình xây dựng;
  • Theo quy mô kết cấu của công trình xây dựng;

Về nguyên lý:

  • Công trình sẽ được ưu tiên phân cấp theo quy mô công suất, tầm quan trọng của công trình. (được liệt kê tại Phụ lục 01, Thông tư 03/2016/TT-BXD).
  • Trường hợp công trình không có tên trong Phụ lục 01 (về quy mô công suất, tầm quan trọng) thì mới áp dụng cho yếu tố quy mô kết cấu của công trình. (được kê tại Phụ lục 02, Thông tư 03/2016/TT-BXD).

4.3 Phân theo yếu tố quy mô công suất hoặc tầm quan trọng

thông tư 06/2021

Phân loại công trình theo quy mô công suất hoặc tầm quan trọng như sau:

  • Các công trình dân dụng là gì gồm:
    • Công trình giáo dục;
    • Công trình y tế;
    • Công trình thể thao;
    • Công trình chợ;
    • Công trình nhà ga;
    • Trụ sở cơ quan nhà nước;
    • Và tổ chức kinh tế.
  • Các công trình công nghiệp gồm:
    • Sản xuất vật liệu xây dựng (mỏ cát, đá, sét, sản xuất xi măng..);
    • Luyện kim;
    • Và cơ khí chế tạo;
    • Khai thác mỏ
    • Và chế biến khoáng sản, dầu khí, năng lượng, hóa chất, công nghệ nhẹ.
  • Các công trình hạ tầng kỹ thuật:
    • Cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn,
    • Hệ thống chiếu sáng công cộng,
    • Công viên cây xanh,
    • Nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng,
    • Nhà để xe ô tô, sân bãi để xe, máy móc, thiết bị.
  • Công trình giao thông gồm:
    • Đường bộ,
    • Đường sắt, cầu,
    • Hầm,
    • Đường thủy nội địa,
    • Hàng hải,
    • Hàng không.
  • Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm:
    • Công trình thủy lợi,
    • Công trình đê điều.

4.4 Phân theo quy mô kết cấu của công trình

cấp công trình

Phân loại theo quy mô kết cấu của công trình chỉ áp dụng khi không có tiêu chí tại Phụ lục 01.

  • Công trình nhà hoặc có kết cấu dạng nhà
  • Kết cấu dạng cột, trụ, tháp
  • Tuyến cáp treo vận chuyển người
  • Kết cấu dạng bể chứa, silo
  • Cầu
  • Hầm
  • Tường chắn
  • Đập và các công trình thủy lợi, thủy điện chịu áp khác
  • Tuyến ống/cống
  • Cảng biển
  • Cảng đường thủy nội địa
  • Âu tàu
  • Kết cấu quy mô nhỏ, lẻ khác

5. Áp dụng cấp công trình trong quản lý các hoạt động xây dựng

công trình cấp 3 thuộc nhóm nào

Theo  thông tư 06/2021, quy định tại khoản 1 điều 3, thông tư 06/2021/TT-BXD:

Áp dụng cấp công trình là gì trong quản lý các hoạt động xây dựng:

Để xác định thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về:

  • Xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng;
  • Kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công;
  • Và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình.

5.1 Cấp công trình được áp dụng trong quản lý các hoạt động xây dựng

phân cấp công trình xây dựng 2015

Trường hợp 1

Dự án đầu tư xây dựng chỉ có:

  • Một công trình chính độc lập,
  • Áp dụng cấp công trình
  • Xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này;
Trường hợp 2

Dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều:

  • Công trình chính độc lập với nhau,
  • Áp dụng cấp của công trình chính có cấp cao nhất
  • Xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này;
Trường hợp 3

Dự án đầu tư xây dựng có:

  • Dây chuyền công nghệ chính,
  • Tổ hợp công trình chính,
  • Áp dụng cấp công trình
  • Xác định theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này;
Trường hợp 4 Các trường hợp khác được quy định trong văn bản pháp luật liên quan.

5.2 Ý nghĩa của việc phân bậc, phân hạng công trình là gì?

phân loại công trình

Những công trình này đều có văn bản chuẩn xác rõ nét trước khi áp dụng đưa vào hoạt động.

Chủ đầu tư có trách nhiệm thông báo đến người sử dụng để tránh trường hợp quá tải.

Những trường hợp đã được phổ biến:

  • Nhưng vẫn cố tình vi phạm về chuẩn mực sử dụng
  • Thì có khả năng sẽ bị tước quyền quản lý
  • Cũng như hoạt động theo quyết định của nhà nước.

Mỗi loại công trình hiện nay có những quy định cấp công trình nhà ở xây dựng riêng biệt.

Nhưng về cơ bản thì tất cả đều được chia thành 5 cấp đó là:

  • Cấp đặc biệt,
  • Cấp I,
  • Cấp II,
  • Cấp III,
  • Cấp IV.

Khi một công trình đồng thời đáp ứng được tiêu chí của nhiều cấp thì cấp công trình sẽ được xác định dựa theo cấp cao nhất có thể.

Việc phân bậc, phân hạng công trình là gì, có ý nghĩa to lớn trong:

  • Công tác quản lý và phát triển kinh tế xã hội nước nhà.
  • Biểu hiện hướng nhìn chiến nước của giới chức trách và các nhà đầu tư.
  • Giúp các nhà đầu tư biết được:
    • Nên đầu tư mạnh vào hạng mục công trình nào;
    • Cần bảo dưỡng tu dưỡng công trình nào
    • Và khai thác công trình nào cho lợi nhuận lớn.

Khi các công trình được phân cấp rõ ràng:

  • Người dân sẽ tuân thủ chặt chẽ hơn các quy định cấp công trình nhà ở;
  • Đảm bảo riêng biệt tính mạng người sử dụng;
  • Và chắc chắn vận hành liên tiếp các công trình mà không gặp sự cố.

6. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của nhà thầu công trình cấp 1

bảo trì công trình xây dựng

Điều kiện năng lực của nhà thầu cấp 1 là gì? 

Theo quy định của Bộ xây dựng, các nhà thầu muốn tham gia vào lĩnh vực xây dựng công trình cấp 1 là gì sẽ phải đáp ứng các điều kiện năng lực cơ bản sau đây:

Điều kiện 1
  • Phải có giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Hoặc quyết định thành lập công ty
  • Của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Điều kiện 2
  • Nội dung đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của nhà thầu
  • Phải phù hợp với nội dung giấy đăng ký kinh doanh
  • Hoặc quyết định thành lập công ty.
Điều kiện 3
  • Các cá nhân nắm chức danh chủ chốt của phía đơn vị nhận thầu
  • Bắt buộc phải có giao kết hợp đồng lao động
  • Với đơn vị đăng ký cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
Điều kiện 4

Với những dự án đặc thù như:

  • Nhà máy hóa chất độc hại,
  • Nhà máy sản xuất vật liệu nổ,
  • Nhà máy điện hạt nhân...

Các cá nhân chủ chốt phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp,

Đồng thời phải được đào tạo chuyên môn về lĩnh vực của công trình.

Chỉ khi đảm bảo các điều kiện và yêu cầu trên, đảm bảo yêu cầu về năng lực, nhà thầu mới có thể tham gia vào lĩnh vực xây dựng công trình cấp 1 là gì.

7. Xếp hạng chứng chỉ năng lực của nhà thầu

cấp công trình là gì

Theo điều 65 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, chứng chỉ năng lực của nhà thầu hiện đang được chia thành 3 cấp độ:

Hạng I

Phạm vi hoạt động:

Được thi công tất cả các cấp công trình cùng loại, bao gồm công trình cấp 1 và cấp đặc biệt.

Yêu cầu: 

  • Có tối thiểu 3 cá nhân đủ năng lực:
    • Làm chỉ huy trưởng công trường hạng I
    • Của loại công trình phù hợp chuyên môn kỹ thuật;
  • Các cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn phải:
    • Có trình độ cao đẳng nghề (thời gian công tác tối thiểu 5 năm)
    • Hoặc đại học (thời gian công tác tối thiểu 3 năm) phù hợp với công việc;
  • Tối thiểu 15 người:
    • Trong hệ thống quản lý chất lượng 
    • Và an toàn lao động
    • Có chuyên môn phù hợp với loại công trình
  • Tối thiểu 30 công nhân kỹ thuật:
    • Có chứng chỉ đào tạo chuyên môn
    • Phù hợp với chứng chỉ năng lực của nhà thầu;
  • Có khả năng huy động thiết bị, máy móc đáp ứng hoạt động thi công;
  • Đã trực tiếp tham gia thi công các hạng mục chính
    • Của tối thiểu 1f
    • Hoặc 2 công trình cấp 2 cùng loại.
Hạng II

Phạm vi hoạt động:

Được thi công các công trình cấp 2 trở xuống cùng loại.

Yêu cầu:

  • Tối thiểu 2 cá nhân:
    • Có đủ năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng II
    • Phù hợp chuyên môn kỹ thuật;
  • Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn:
    • Có trình độ cao đẳng nghề (thời gian công tác tối thiểu 3 năm)
    • Hoặc đại học (thời gian công tác tối thiểu 1 năm) phù hợp công việc;
  • Tối thiểu 10 người:
    • Trong hệ thống quản lý chất lượng
    • Và an toàn lao động
    • Có chuyên môn phù hợp với loại công trình;
  • Tối thiểu 20 công nhân kỹ thuật:
    • Có chứng chỉ đào tạo chuyên môn
    • Phù hợp với chứng chỉ năng lực của nhà thầu;
  • Có khả năng huy động thiết bị, máy móc đáp ứng hoạt động thi công;
  • Đã trực tiếp tham gia thi công các hạng mục chính:
    • Của tối thiểu 1 công trình cấp 2 trở lên
    • Hoặc 2 công trình cấp 3 trở lên cùng loại.
Hạng III

Phạm vi hoạt động:

Được thi công các công trình cấp 3 trở xuống cùng loại.

Yêu cầu:

  • Tối thiểu 1 người:
    • Có đủ điều kiện làm chỉ huy trưởng công trường hạng III
    • Phù hợp chuyên môn kỹ thuật;
  • Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ nghề phù hợp với công việc;
  • Tối thiểu 5 người:
    • Trong hệ thống quản lý chất lượng
    • Và an toàn lao động
    • Có chuyên môn phù hợp với loại công trình;
  • Tối thiểu 5 công nhân kỹ thuật:
    • Có chứng chỉ đào tạo chuyên môn
    • Phù hợp với chứng chỉ năng lực của nhà thầu;

8. Một số câu hỏi thường gặp về hạng công trình là gì?

nghị định 06, hạng công trình là gì

8.1 Công trình cấp 4 là gì? Có cần chứng chỉ năng lực không?

công trình cầu cấp 1

Hình ảnh: Công trình cấp 4 là gì

Bạn có biết công trình cấp 4 là gì không? Để Khải Minh bật mí nhé!

Công trình cấp 4 là nhà ở có tổng diện tích sàn dưới 1.000m2 hay có chiều cao nhỏ hơn hay bằng 3 tầng ( ≤ 3 tầng).

Xây công trình cấp 4 có cần chứng chỉ năng lực không?

Căn cứ vào khoản 20 và khoản 32 Điều 2 Nghị định 100/2018/NĐ-CP, từ ngày 15/9/2018:

  • Bất kể hạng công trình là gì, thì tất cả các đơn vị tham gia thi công xây dựng.
  • Đều phải đáp ứng đủ điều kiện năng lực và được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động phù hợp.
  • Như vậy, với hoạt động xây mới, nâng cấp hay sửa chữa công trình cấp 4.
  • Nhà thầu sẽ phải có chứng chỉ năng lực hoạt động từ hạng III trở lên.

8.2 Công trình cấp đặc biệt là gì?

công trình cấp đặc biệt là gì

Bạn đang thắc mắc, công trình cấp đặc biệt là gì đúng chứ?

Công trình dân dụng cấp đặc biệt là nhà ở có tổng diện tích sàn lớn hay bằng 15.000m2 ( ≥15.000m2) hay có chiều cao trên hay bằng 30 tầng (≥30 tầng).

8.3 Công trình cấp 2 là gì

công trình cấp 2 là gì

Bạn đang quan tâm công trình cấp 2 là gì?

Công trình dân dụng cấp 2 là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 5.000m2 đến dưới 10.000m2 (từ 5.000m2 < 10.000m2) hay có chiều cao từ 9 đến 19 tầng.

8.4 Công trình cấp 3 là gì? Công trình cấp 3 thuộc nhóm nào?

công trình cấp 3 thuộc nhóm nào

Bạn chưa biết công trình cấp 3 thuộc nhóm nào? Để Khải Minh chia sẻ ngay cho bạn:

Công trình dân dụng cấp 3 là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 1.000m2 đến dưới 5.000m2 (từ 1.000m2 < 5.000m2) hay có chiều cao từ 4 đến 8 tầng.

8.5 Công trình giao thông cấp 1 là gì?

công trình giao thông cấp 1 là gì

Công trình giao thông cấp 1 là gì? Đây là những công trình quan trọng và quy mô lớn, đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống giao thông của quốc gia.

Tiêu chí phân loại công trình giao thông cấp 1 là gì, chẳng hạn như: 

  • Đường cao tốc: tốc độ thiết kế km/h: > 80 / 100.
  • Đường ô tô: tốc độ thiết kế km/h: > 80 / 100; Hoặc lưu lượng (nghìn xe quy đổi / ngày đêm): 10 / 30.
  • Đường cao tốc đô thị, đường trục chính đô thị, đường đô thị: tốc độ thiết kế km/h: ≥ 80.
  • Nút giao thông: 
    • Nút giao thông đồng mức: tốc độ thiết kế km/h: > 80 / 100.
    • Nút giao thông khác mức: lưu lượng xe thiết kế quy đổi (nghìn xe / ngày đêm): 10 / < 30.

9. Kết luận

Trên đây là những thông tin quy định về cấp công trình rất bổ ích mà Khải Minh chia sẻ đến bạn.

Nhằm giải đáp được những thắc mắc về  phân cấp công trình, phân loại  công trình cấp 1 2 3 4 là gì?

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác về công trình cấp 1 là gì? Hãy liên hệ ngay Khải Minh Hotline: 0901 999 998 để được hỗ trợ miễn phí.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Mục Luc
Nội dung bài viếtx
popup

Số lượng:

Tổng tiền: