Quyền sở hữu là phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở hữu trong chế độ sở hữu nhất định.
VẬY:
- Quyền sở hữu bao gồm những quyền nào?
- Nội dung của quyền sở hữu bao gồm?
- Quyền chiếm hữu tài sản là quyền gì?
- Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân? Tài sản gồm những gì?
- Quyền sở hữu tài sản gồm những quyền nào?
Tất tần tật những vấn đề trên sẽ được Khải Minh giải đáp ngay sau đây. XEM NGAY!
1. Quy định chung về quyền sở hữu
Tổng hợp các quy phạm pháp luật về vấn đề sở hữu tồn tại trong xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định. Các quy phạm pháp luật về vấn đề sở hữu bao gồm những nhóm quy phạm về:
-
- Các hình thức sở hữu;
- Căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sở hữu;
- Nội dung quyền sở hữu;
- Cách thức, biện pháp dịch chuyển quyền sở hữu ở các hình thức sở hữu khác nhau;
- Bảo vệ quyền sở hữu.
Quyền của chủ thể đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình bao gồm:
- Quyền chiếm hữu,
- Quyền sử dụng
- Và quyền định đoạt của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Quyền sở hữu là chế định pháp luật dân sự, là quan hệ pháp luật dân sự. Trong đó các yếu tố cấu thành gồm:
- Chủ thể,
- Khách thể,
- Nội dung.
2. Khái niệm quyền sở hữu là gì?
Quyền sở hữu là gì? Đó là quyền của duy nhất của chủ sở hữu đối với tài sản. Quyền sở hữu là quyền tổng hợp của các quyền năng cụ thể đối với tài sản, đó là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.
Theo Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015, quyền sở hữu bao gồm:
- Quyền chiếm hữu,
- Quyền sử dụng,
- Và quyền định đoạt của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Trong đó:
Quyền chiếm hữu |
- Là quyền mà chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình.
- Nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
- (Điều 186 Bộ luật Dân sự 2015)
|
Quyền sử dụng là gì? |
- Là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
- Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là quyền sử dụng.
- Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
- (Điều 189 Bộ luật Dân sự 2015)
|
Và quyền định đoạt của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật |
- Là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
- (Điều 192 Bộ luật Dân sự 2015)
|
Ví dụ về quyền sở hữu tài sản bao gồm?
Ví dụ về quyền sở hữu tài sản bao gồm:
Anh A mua một chiếc xe máy từ Đại lý B, anh A sau khi mua đã tiến hành đăng ký xe máy bằng tên mình, các giấy tờ liên quan đến xe máy đều là tên anh A.
=> Chiếc xe máy đó chính là tài sản của anh A.
3. Quyền sở hữu bao gồm các quyền nào - Quyền sở hữu tài sản gồm những quyền nào?
- Quyền sở hữu tài sản gồm các quyền nào?
-
- Quyền sở hữu bao gồm những quyền nào?
- Quyền sở hữu gồm có mấy quyền?
- Quyền sở hữu tài sản gồm mấy quyển?
- Quyền sở hữu tài sản của công dân bao gồm những gì?
=> Quyền sở hữu tài sản của công dân bao gồm 11 quyền sau đây:
3.1 Quyền sở hữu - Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân
Nội dung quyền sở hữu bao gồm:
- Quyền chiếm hữu,
- Quyền sử dụng
- Và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
3.2 Quyền chiếm hữu
Quyền chiếm hữu là gì? Là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
Nói cách khác, quyền trực tiếp nắm giữ quản lý tài sản được gọi là quyền chiếm hữu.
Chiếm hữu bao gồm:
- Chiếm hữu của chủ sở hữu
- Và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.
Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu. Trừ trường hợp:
- Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu;
- Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy;
- Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên;
- Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc;
- Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc;
- Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước
- Và xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Ví dụ về quyền chiếm hữu của chủ tài sản là:
Chiếc xe là của chủ sở hữu, chủ sở hữu trực tiếp chiếm giữ chiếc xe của mình mà không bị ràng buộc ý chí bởi người khác.
3.3 Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
- Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
- Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
- Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
- Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Trường hợp khác do pháp luật quy định.
Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định trên là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
3.4 Chiếm hữu ngay tình và không ngay tình
- Chiếm hữu ngay tình: Là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
- Chiếm hữu không ngay tình: Là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
3.5 Chiếm hữu liên tục
Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà:
- Không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó,
- Hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án:
- Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án
- Hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác,
- Kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.
Việc chiếm hữu không liên tục không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu.
3.6 Chiếm hữu công khai
Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm:
- Tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng
- Và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.
Việc chiếm hữu không công khai không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm
3.7 Suy đoán về tình trạng và quyền của người sở hữu
Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh.
- Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền đó.
- Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc người chiếm hữu không có quyền.
Người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai được áp dụng thời hiệu hưởng quyền. Được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại theo quy định của Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan.
3.8 Bảo vệ việc chiếm hữu
Trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì:
Người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải |
- Chấm dứt hành vi,
- Khôi phục tình trạng ban đầu,
- Trả lại tài sản
- Và bồi thường thiệt hại
|
Hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó |
- Chấm dứt hành vi,
- Khôi phục tình trạng ban đầu,
- Trả lại tài sản
- Và bồi thường thiệt hại
|
3.9 Thực hiện quyền chiếm hữu
1. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu:
- Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ,
- Chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
2. Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản:
Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó: |
- Trong phạm vi,
- Theo cách thức,
- Thời hạn do chủ sở hữu xác định
|
Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao: |
- Do xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
- Do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
|
3. Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự:
- Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu.
- Thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó
- Phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.
- Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.
- Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao.
- Do xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
- Do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
3.10 Quyền sử dụng
Quyền sử dụng là gì? |
- Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
- Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là quyền sử dụng
- Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
|
Quyền sử dụng của chủ sở hữu |
Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình.
- Nhưng không được gây thiệt hại
- Hoặc làm ảnh hưởng đến:
- Lợi ích quốc gia, dân tộc,
- Lợi ích công cộng,
- Quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
|
Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu |
Người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản:
- Theo thỏa thuận với chủ sở hữu
- Hoặc theo quy định của pháp luật.
|
3.11 Quyền định đoạt
Quyền định đoạt là gì? Đó là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
Quyền quyết định đối với tài sản như mua bán tặng cho được gọi là quyền định đoạt.
1. Điều kiện thực hiện quyền định đoạt:
- Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật.
- Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.
2. Quyền định đoạt của chủ sở hữu:
- Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy
- Hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
3. Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu:
- Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.
4. Hạn chế quyền định đoạt:
- Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.
- Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.
- Trường hợp cá nhân, pháp nhân:
- Có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật.
- Thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.
Trên đất là tất cả thông tin liên quan đến quyền sở hữu tài sản bao gồm những quyền nào.
4. Khái niệm tài sản là gì? Tài sản bao gồm những loại nào?
Thế nào là tài sản? Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Tài sản bao gồm những gì? Các loại tài sản bao gồm:
- Bất động sản
- Và động sản.
Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Trong đó, bất động sản (Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015) bao gồm:
- Đất đai;
- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
- Tài sản khác là gì? Là tài sản gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
- Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Ví dụ về quyền tài sản:
- Quyền đòi nợ,
- Quyền sử dụng tài sản thuê,
- Quyền trị giá bằng tiền,
- Quyền thực hiện hợp đồng,
- Quyền sở hữu trí tuệ.
5. Phân loại tài sản theo Bộ luật Dân sự 2015
Phân loại tài sản thành 4 loại sau đây:
Thứ nhất, tài sản là vật:
Vật chính và vật phụ |
- Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.
- Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính.
- Là một bộ phận của vật chính,
- Nhưng có thể tách rời vật chính.
|
Vật chia được và vật không chia được |
- Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
- Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
|
Vật tiêu hao và vật không tiêu hao |
- Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng:
- Thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng
- Và tính năng sử dụng ban đầu.
- Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần:
- Mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng
- Và tính năng sử dụng ban đầu.
|
Vật cùng loại và vật đặc định |
- Vật cùng loại là những vật:
- Có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng
- Và xác định được bằng những đơn vị đo lường.
- Vật đặc định là vật:
- Phân biệt được với các vật khác
- Bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.
|
Vật đồng bộ |
Vật đồng bộ là vật gồm:
- Các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau
- Hợp thành chỉnh thể.
- Mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận
- Hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại
- Thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút
|
Thứ 2, tài sản là tiền:
- Tiền là vật ngang giá chung để trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
- Vật ngang giá là gì? Là tiền chung để trao đổi hàng hóa, dịch vụ.
Thứ 3, Tài sản là giấy tờ có giá:
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN thì giấy tờ có giá là:
- Bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá;
- Trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác.
Các loại giấy tờ có giá như:
- Hối phiếu đòi nợ;
- Trái phiếu Chính phủ;
- Các loại chứng khoán;...
Thứ 4, tài sản là quyền tài sản:
Quyền tài sản là gì?Theo Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015, quyền tài sản là: Quyền trị giá được bằng tiền.
Quyền tài sản trong bộ luật dân sự 2015, quyền tài sản bao gồm các quyền:
- Quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ,
- Quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. (quyền sử dụng đất có phải là tài sản không? Có, được xem là quyền tài sản)
6. Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
Quyền sở hữu trong bộ luật dân sự như sau:
Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản quy định tại Điều 160 Bộ luật Dân sự 2015 (quyền sở hữu trong bộ luật dân sự 2015), cụ thể:
Thứ nhất |
- Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện
- Trong trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
|
Thứ 2 |
- Quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao.
- Trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác
|
Thứ 3 |
- Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản
- Nhưng không được trái với quy định của luật
- Gây thiệt hại
- Hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc,
- Lợi ích công cộng,
- Quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
|
Thứ 4 |
Chủ thể có quyền khác đối với tài sản:
- Được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan.
- Nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến:
- Lợi ích quốc gia, dân tộc,
- Lợi ích công cộng,
- Quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.
|
7. Phân tích thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản
Căn cứ Điều 161 Bộ luật Dân sự 2015, thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản quy định như sau:
Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan.
- Trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên;
- Trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận:
- Thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
- Là thời điểm tài sản được chuyển giao.
Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản.
- Trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức
- Thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
8. Kết luận
Trên đây là tất tần tật những giải đáp của Khải Minh liên quan đến chủ đề quyền sở hữu tài sản của công dân là gì.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn nắm được nội dung của quyền sở hữu bao gồm những quyền gì.
Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào khác cần được giải đáp. ĐỪNG NGẦN NGẠI, gọi ngay cho Khải Minh nhé. Hotline: 0901 999 998