Thi công xây dựng là gì? Yêu cầu, điều kiện PHẢI NẮM 2023

hình ảnh công trình xây dựng

Thi công xây dựng để đạt hiệu quả cần phải có một đơn vị thi công làm công trình chuyên nghiệp. 

Vậy:

  • Thi công xây dựng là gì? 
  • Yêu cầu đối với nhà thầu thi công xây dựng bao gồm những gì?
  • Điều kiện để thi công xây dựng công trình là gì?
  • Quy trình thi công xây dựng gồm những bước gì?

Khải Minh sẽ giải đáp cho độc giả ngay trong bài viết dưới đây!

1. Thi công xây dựng công trình là gì?

Thi công xây dựng công trình

Căn cứ theo quy định tại khoản 38 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định về giải thích từ ngữ theo đó:

Thi công xây dựng công trình gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.

2. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng thi công là gì?

Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng thi công

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Xây dựng 2014 (được bổ sung, sửa đổi bởi điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định về nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng như sau:

 

Thứ nhất

  • Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; 
  • Phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của địa phương; 
  • Bảo đảm ổn định cuộc sống của Nhân dân; 
  • Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

Thứ 2

Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.

Thứ 3

  • Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; 
  • Bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; 
  • Ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Thứ 4

  • Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; 
  • Phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.

Thứ 5

Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Thứ 6

  • Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định; 
  • Chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện theo quy định của Luật này

Thứ 7

  • Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; 
  • Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Thứ 8

Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.

Thứ 9

Khi lập và thực hiện quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng phải có giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường.

 

2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình

Điều kiện kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình

Sau khi tìm hiểu khái niệm thi công xây dựng công trình là gì, bạn sẽ cần tìm hiểu điều kiện để thi công xây dựng công trình nếu muốn tổ chức kinh doanh loại hình này.

2.1 Đủ năng lực thi công xây dựng công trình tương ứng với loại, cấp công trình xây dựng

ủ năng lực thi công xây dựng công trình tương ứng với loại, cấp công trình xây dựng

Điều kiện để thi công xây dựng công trình LÀ PHẢI CÓ ĐỦ NĂNG LỰC THI CÔNG XÂY DỰNG.

Việc tổ chức dịch vụ thi công xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với hạng năng lực như sau: 

Yêu cầu đối với nhà thầu thi công xây dựng Hạng I:

  • Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận. Thời gian công tác ít nhất 03 năm đối với trình độ đại học; 05 năm đối với trình độ cao đẳng nghề;
  • Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận. Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với tất cả các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng. Hoặc cùng loại với công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường.
  • Công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
  • Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình
  • Đã trực tiếp thi công công việc thuộc hạng mục công trình chính liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên; hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại.

Yêu cầu đối với phòng thi công xây dựng Hạng II:

  • Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận. Thời gian công tác ít nhất 01 năm đối với trình độ đại học; 03 năm đối với trình độ cao đẳng nghề.
  • Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận. Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng. Hoặc cùng loại với công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường xây dựng.
  • Công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ 
  • Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình.
  • Đã trực tiếp thi công công việc thuộc hạng mục công trình chính liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên; hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.

Yêu cầu đối với nhà thầu thi công xây dựng Hạng II:

  • Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận.
  • Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường thi công phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận. Được làm chỉ huy trưởng công trường thi công đối với công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng. Hoặc cùng loại với công trình đã tham gia thi công xây dựng.
  • Công nhân kỹ thuật phụ trách các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.
  • Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng công trình.

Phạm vi hoạt động:

  • Hạng I: Được thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại
  • Hạng II: Được thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại
  • Hạng III: Được thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống cùng loại. 

2.2 Đầy đủ thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng xây dựng công trình

Đầy đủ thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng xây dựng công trình

Quy định chung về thi công xây dựng công trình là:

Các đơn vị thi công xây dựng cần đáp ứng đầy đủ điều kiện về trang thiết bị thực hiện thi công xây dựng công trình. Đồng thời phải các thiết bị này phù hợp đảm bảo an toàn và chất lượng xây dựng công trình. 

=> Đây cũng là một trong những điều kiện để kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình.

3. Yêu cầu đối với việc thi công công trình xây dựng / 6 yêu cầu cơ bản trong thi công xây dựng công trình

Yêu cầu đối với việc thi công công trình xây dựng

Điều 111 Luật Xây dựng 2014 đã quy định chi tiết về 6 yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình, bao gồm:

 

Thứ nhất

  • Tuân thủ thiết kế xây dựng được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; 
  • Bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác theo quy định của pháp luật.

Thứ 2

  • Bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng, người, thiết bị thi công, công trình ngầm và các công trình liền kề; 
  • Có biện pháp cần thiết hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra sự cố gây mất an toàn trong quá trình thi công xây dựng.

Thứ 3

Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục công trình là gì, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phòng, chống cháy, nổ.

Thứ 4

  • Sử dụng vật tư, vật liệu đúng chủng loại quy cách, số lượng theo yêu cầu của thiết kế xây dựng, 
  • Bảo đảm tiết kiệm trong quá trình thi công xây dựng.

Thứ 5

  • Thực hiện kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công việc xây dựng, 
  • Giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng khi cần thiết, 
  • Nghiệm thu hạng mục công trình là gì, công trình xây dựng hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.

Thứ 6

Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc xây dựng.

 

4. Quy trình thi công xây dựng

Quy trình thi công xây dựng

4.1 Thành lập ban chỉ huy công trình:

Thành lập ban chỉ huy công trình

  • Một trưởng phòng thi công: Phụ trách khu vực, chịu trách nhiệm quản lý điều hành. 
  • Kỹ sư thành viên trong ban chỉ huy: 
    • Chỉ huy trưởng,
    • Kỹ sư giám sát thi công, 
    • Điều phối chỉ đạo cho các tổ, 
    • Đội thi công đứng đầu là các tổ trưởng, 
    • Đội trưởng.

4.2 Tổ chức mặt bằng thi công:

Tổ chức mặt bằng thi công

Thông báo khởi công công trình đến chính quyền địa phương bằng văn bản, thông báo cho các hộ dân kế cận, chụp hình hiện trạng công trình kế cận. 

  • Treo biển báo công trình
  • Nội quy công trình, 
  • An toàn lao động, 
  • Cảnh báo công trình. 

Chuẩn bị hồ sơ thiết kế xây dựng làm căn cứ kỹ thuật để thi công nhà phố. Định vị công trình, xác định cao độ chuẩn.

 

  • Tổ chức, xây dựng lán trại cho nhân công; chuẩn bị mặt bằng, mượn vỉa hè, chuẩn bị nguồn điện, nguồn nước cho thi công. 
  • Tổ chức công trường, làm lán trại cho công dân nếu mặt bằng cho phép; 
  • Lắp đặt cổng/tường rào công trình theo tiêu chuẩn công ty xây dựng. 
  • Phá dỡ công trình cũ, dọn dẹp công trình cũ.
  • Chuẩn bị nhân công và chuẩn bị quy trình cung ứng vật tư thô. 

5. Biện pháp thi côngBiện pháp thi công

  • Công tác ép cọc:

Vận chuyển và lắp thiết bị ép vào vị trí cọc ép. Giá máy được kê vững chắc chắn, thăng bằng, chỉnh máy cho các đường trục của khung máy, của hệ thống kích, trục của cọc thẳng đứng và nằm trong cùng một mặt phẳng;

  • Chuẩn bị công tác ép cọc bê tông dự án xây dựng nhà xưởng công nghiệp;
  • Liên kết chắc chắn thiết bị ép với hệ thống neo hoặc hệ thống dầm chất đối trọng, kiểm tra cọc lần nữa;
  • Dùng cần trục cẩu cọc đưa vào vị trí ép;

Trước tiên ép đoạn mũi cọc được định vị chính xác về độ thẳng đứng và vị trí. Những giây đầu tiên áp lực dầu nên tăng chậm và đều. Tốc độ không nên vượt quá 1cm/sec.

Khi ép xong đoạn mũi, tiến hành nối đoạn giữa, mối nối cọc thực hiện bằng hàn trước và sau.

Sau khi hoàn thành công tác cọc theo thiết kế, tiến hành đào hố đất móng, đào móng bằng máy, chỉnh sửa hố móng bằng thủ công.

  • Thi công phần thân, mái
  • Thi công phần hoàn thiện
  • Công tác xây, trát, láng
  • Công tác chống thấm
  • Công tác ốp, lát
  • Công tác sơn bả
  • Thi công phần ME

6. Các loại công trình thi công

Các loại công trình thi công

Hầu hết tất cả các dự án thi công xây dựng nhà có thể được phân loại rộng rãi thành một trong ba loại dự án:

    • Tòa nhà và nhà ở
  • Công trình công cộng
  • Cấu trúc kiểu công nghiệp

Trong mỗi loại công trình thi công này, có rất nhiều hạng mục phụ. 

Ví dụ:

  • Các tòa nhà bao gồm cả nhà dân dụng và nhà chọc trời thương mại. Dự án xây dựng có thể liên quan đến việc cải tạo các tòa nhà hiện có hoặc xây dựng từ đầu. 
  • Các công trình công cộng liên quan đến đường bộ, đường sắt, hệ thống phân phối và lọc nước và nước thải, đập và cầu. 
  • Cuối cùng, các dự án công nghiệp bao gồm nhà máy lọc dầu, đường ống, tiện ích điện, nhà máy sản xuất và cơ sở hạ tầng viễn thông.

7. Các giai đoạn của dự án thi công xây dựng nhà

giai đoạn của dự án thi công xây dựng nhà

Một dự án xây dựng thường bắt đầu với một giai đoạn khái niệm. Trong giai đoạn này, ý tưởng về những gì bạn muốn xây dựng sẽ xuất hiện cùng nhau. Tiếp theo là giai đoạn thiết kế thi công xây dựng. 

  • Giai đoạn thiết kế kiến trúc, thiết kế không gian nội thất đẹp bao gồm nhiều nhóm cá nhân khác nhau, mỗi người có chuyên môn cụ thể, những người đưa ra các thông số kỹ thuật và bản thiết kế cho dự án. Nhóm thiết kế cũng sẽ quyết định về vật liệu cần thiết, tiến độ dự án và chi phí vật liệu.
  • Các giai đoạn công trình đang thi công đến tiếp theo và liên quan đến thiết bị, vật liệu xây dựng, và các nhà thầu. Với các địa điểm lớn hơn, máy móc hạng nặng sẽ được sử dụng.

Các thiết bị phổ biến trên công trường bao gồm:

  • Dụng cụ cầm tay: như xẻng, búa và cưa
  • Và dụng cụ điện như: máy khoan, mỏ hàn và súng bắn đinh. 
  • Máy móc hạng nặng như: Cần cẩu, thiết bị di chuyển trên đất như máy ủi và máy xúc, máy trộn xi măng, cũng như xe tải và xe cẩu để vận chuyển vật liệu.

Vật liệu cần thiết cũng là một khía cạnh quan trọng của việc xây dựng và sẽ phụ thuộc vào loại dự án công trình đang xây dựng. Vật liệu có thể bao gồm:

  • Cát, 
  • Sỏi, 
  • Xi măng, 
  • Gỗ 
  • Thép 
  • Nhựa đường, 
  • Đường ống, 
  • Khối bê tông,... 

Nhà thầu là những chuyên gia có năng lực lao động, thiết bị, vật liệu và chuyên môn cần thiết cho một công việc nhất định. Ví dụ có thể là một nhà thầu lợp mái hoặc một nhà thầu chuyên về hệ thống sưởi và điều hòa không khí.

Sau khi thi công xây dựng xong một dự án sẽ chuyển sang giai đoạn vận hành, sau đó là giai đoạn vận hành và bảo trì (hay giai đoạn O&M). 

  • Trong giai đoạn chạy thử, các thiết bị cơ điện được chạy thử trước khi đi vào vận hành toàn bộ. 
  • Các O & M giai đoạn là giai đoạn mà bạn chắc chắn rằng khái niệm ban đầu của bạn có tốt, chu kỳ cuộc sống ổn định. Giai đoạn này đảm bảo rằng dự án được vận hành đúng với mục đích sử dụng và nó được duy trì thường xuyên.

Giai đoạn cuối cùng liên quan đến xây dựng được gọi là giai đoạn ngừng hoạt động. Đây là thời điểm dự án ngừng hoạt động và có thể liên quan đến công việc phá dỡ. Ngoài ra, sau này còn có thêm quá trình thi công cải tạo nhà.

8. Kết luận

Trên đây là những thông tin liên quan đến quy định chung về thi công xây dựng công trìnhKhải Minh muốn gửi đến quý bạn đọc. 

Chúng tôi với gần 20 năm trong lĩnh vực thi công xây dựng với các đội thi công xây dựng vững tay nghề. Sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của quý khách hàng. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0901 999 998 để chúng tôi tư vấn miễn phí.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Mục Luc
Nội dung bài viếtx
popup

Số lượng:

Tổng tiền: