[2023] Hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm những gì?

hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm

Hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm

Nghiệm thu công trình xây dựng được hiểu là kiểm định chất lượng của công trình sau khi xây dựng để đưa vào sử dụng. 

VẬY:

  • Hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm những gì?
  • Mẫu hồ sơ nghiệm thu theo Nghị định 46?
  • Một số checklist nghiệm thu công việc xây dựng tham khảo?
  • Danh mục hồ sơ pháp lý công trình xây dựng gồm những gì?
  • Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng nhà ở có gì?

Trong bài viết này, Khải Minh sẽ phân tích các quy định về nghiệm thu công trình xây dựng cũng như các thắc mắc nếu trên. ĐỪNG BỎ LỠ!

1. Hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm - Trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng

quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng

Kiến thức về hoàn công xây dựng mà bạn PHẢI NẮM 2023

Hoàn công là gì? Làm sao biết nhà đó hoàn công hay chưa?

 

Thủ tục hoàn công công trình xây dựng nhà ở MỚI NHẤT 2023

[2023]Bãi bỏ thủ tục hoàn công công trình xây dựng, nhà ở TPHCM

Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng là gì? Bao gồm những gì?

Nhà chưa hoàn công là gì? Có bị phạt không? Có được cấp số nhà

Bản vẽ hoàn công là gì? Quy định MỚI NHẤT về bản vẽ hoàn công

Hoàn công nhà xây sai phép: Cách xử lý Dứt Điểm Hiệu Quả 2023

Dịch vụ hoàn công xây dựng, nhà ở trọn gói GIÁ RẺ - UY TÍN 2023

Thời gian hoàn công nhà ở - 5 thông tin CẦN BIẾT 2023

Định nghĩa As-built drawing là gì CHUẨN 2023

[2023] Hồ sơ, bản vẽ hoàn công xây dựng tiếng anh là gì?

Nghiệm thu là gì? Nghiệm thu công trình là gì? Ai có trách nhiện tổ chức nghiệm thu

Theo quy định về nghiệm thu công trình xây dựng tại Điều 123, Luật Xây dựng năm 2014 thì: 

Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng

  • Tổ chức 
  • Cá nhân 
  • Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng 
  • Chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận 
  • Khi thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng.

Có thể hiểu trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng thuộc về chủ đầu tư của công trình xây dựng.

Trong một số trường hợp cần thiết thì chủ đầu tư có thể quy định về nghiệm thu công trình xây dựng. Đối với các giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình xây dựng.

Trước khi tìm hiểu về hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm những gì? Khải Minh sẽ bật mí các bước nghiệm thu công trình xây dựng. Giúp bạn nắm được trình tự, chủ động nghiệm thu.

2. Hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm - Các bước nghiệm thu công trình xây dựng

danh mục hồ sơ hoàn thành công trình

Trong quy trình nghiệm thu công trình xây dựng, sẽ có 3 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Nghiệm thu công việc trong quá trình xây dựng

quản lý chất lượng công trình xây dựng

Nội dung của nghiệm thu từng quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng là:

  • Kiểm tra toàn bộ hệ thống giàn giáo, hệ thống chống đỡ tạm và các biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động.
  • Kiểm tra tình trạng hiện tại của đối tượng nghiệm thu.
  • Kiểm tra các kết quả đo lường, thử nghiệm để xác định:
    • Chất lượng và khối lượng của vật liệu, 
    • Kết cấu công trình, cấu kiện xây dựng, máy móc thiết bị,…
  • Đối chiếu và so sánh giữa:
    • Thiết kế đã được duyệt, 
    • Các tiêu chuẩn trong xây dựng, 
    • Các chỉ dẫn kỹ thuật là gì của nhà sản xuất với những kết quả sau khi kiểm tra.
  • Đánh giá kết quả công việc, đánh giá chất lượng và lập bản vẽ hoàn công đối với từng công việc xây dựng. 
  • Cho phép chuyển sang giai đoạn tiếp theo khi công việc trước đủ điều kiện nghiệm thu.

Bước 2: Hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm - Nghiệm thu khi hoàn thành giai đoạn xây lắp công trình

hồ sơ thanh toán gồm những gì

Trong quy trình hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng khi hoàn thành giai đoạn xây lắp là để:

  • Đánh giá kết quả và chất lượng của từng giai đoạn xây lắp.
  • Cần phải thực hiện việc nghiệm thu khi kết thúc các giai đoạn này xem có đảm bảo chất lượng hay không.
  • Trước khi chuyển sang thi công giai đoạn xây lắp tiếp theo nếu được sự đồng ý của chủ đầu tư.

Giai đoạn xây lắp trong công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, thường được phân loại như sau:

  • San nền; Gia cố nền (nếu là gói thầu riêng);
  • Thi công xong phần cọc, móng, các phần ngầm khác;
  • Xây lắp kết cấu của thân nhà (xây thô);
  • Thi công cơ điện và hoàn thiện công trình.

Nội dung của công việc nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp:

  • Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường; đồng thời kiểm tra các biên bản nghiệm thu công việc và cấu kiện có liên quan.
  • Kiểm tra các kết quả thí nghiệm và đo lường để xác định:
    • Chất lượng cũng như khối lượng 
    • Của vật liệu, cấu kiện, kết cấu bộ phận công trình và thiết bị. 
  • Kiểm tra bắt buộc đối với các công việc sau:
    • Kết quả thử áp lực đường ống, thử tải các loại bể chứa …
    • Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử tất cả các máy móc thiết bị lắp đặt trong công trình.
    • Kiểm tra các tài liệu đo đạc kích thước hình học, khối lượng kết cấu, bộ phận công trình.

Quy định về người ký biên bản nghiệm thu: Chủ đầu tư sẽ tiến hành lập biên bản nghiệm thu nếu:

  • Công trình hoặc hạng mục xây lắp có chất lượng đạt yêu cầu, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật. 
  • Bảo đảm các chỉ dẫn kỹ thuật là gì của nhà sản xuất và có biên bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng đối với hồ sơ nghiệm thu. 
  • Các bên tham gia nghiệm thu sẽ cử đại diện hợp pháp để ký vào biên bản nghiệm thu.

Bước 3: Nghiệm thu hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng

hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công

Trong hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình, hoặc từng hạng mục công trình.

  • Nghiệm thu là gì? Đây là bước quan trọng trước khi đưa vào công trình hay hạng mục vào sử dụng. 
  • Nhằm để đánh giá chất lượng công trình cũng như đánh giá toàn bộ kết quả xây lắp.
    • Trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền,  cơ quan chuyên ngành 
    • Để có các văn bản nghiệm thu công nhận công trình hoặc hạng mục đủ điều kiện sử dụng.

Công việc nghiệm thu khi hoàn thành xây dựng gồm các nội dung sau:

  • Kiểm tra hiện trường;
  • Kiểm tra toàn bộ khối lượng và chất lượng thực tế so với thiết kế được duyệt.
  • Kiểm tra kết quả hoạt động thử của hệ thống máy móc và thiết bị công nghệ.
  • Kiểm tra kết quả đo đạc, quan trắc lún của các hạng mục công trình trong thời gian xây dựng đặc biệt là trong quá trình thử tải các loại bể.
  • Kiểm tra tất cả các điều kiện đảm bảo an toàn của công trình.
  • Kiểm tra hồ sơ hoàn công là gì, có đảm bảo chất lượng hay không.

Với các hạng mục phụ như: tường rào, hồ bơi, nhà để xe:

  • Có thể chủ động kiểm tra và lập biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu tư và các bên liên quan. 
  • Đồng thời không cần có biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi hạng mục hoàn thành.

Quy định về người ký biên bản nghiệm thu:

  • Những người ký biên bản nghiệm thu phải là những người đại diện hợp pháp 
  • Của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các bên cùng tham gia nghiệm thu.

TRONG TRƯỜNG HỢP:

  • Có những thay đổi so với thiết kế đã được duyệt, 
  • Có những hư hỏng, sai sót hoặc có các công việc chưa hoàn thành
  • Thì các bên có liên quan phải lập bảng kê theo mẫu quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng
  • Sau đó ký, đóng dấu xác nhận vào bảng kê đó.

3. Bộ hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm đầy đủ những gì?

biên bản nghiệm thu là gì

Bộ hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm 86 mục sau:  

1 Danh mục tài liệu khởi công công trình
2 Lệnh khởi công
3 Biên bản bàn giao mốc vị trí, cao độ chuẩn - mặt bằng thi công
4 Biên bản họp công trường
5 Phiếu yêu cầu
6 Biên bản giao nhận hồ sơ
7 Báo cáo nhanh
8 Báo cáo tuần
9 Báo cáo tháng
10 Phiếu chấp thuận vật liệu và thành phẩm xây dựng
11 Phiếu chấp thuận thay đổi vật liệu/thành phẩm xây dựng
12 Phiếu lấy mẫu hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng vật liệu tại hiện trường
13 Bảng theo dõi kết quả kiểm nghiệm đất
14 Bảng theo dõi kết quả kiểm nghiệm thép
15 Bảng theo dõi kết quả kiểm nghiệm bê tông
16 Chỉ dẫn thi công
17 Lắp đặt thiết bị chạy thử liên động có tải (phần nước)
18 Biên bản xử lý kỹ thuật
19 Chỉ thị công trường
20 Phiếu kiểm tra công tác sửa chữa
21 Phiếu yêu cầu nghiệm thu
22 Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu chất lượng cọc BT trước khi đóng
23 Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu chất lượng cọc BTCT trước khi ép - NB
24 Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu chất lượng cọc BTCT trước khi ép - CB
25 Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu chi tiết nối cọc - NB
26 Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu chi tiết nối cọc - CB
27 Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu công tác đóng cọc
28 Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu công tác ép cọc
29 Báo cáo tổng hợp đóng cọc
30 Báo cáo tổng hợp ép cọc
31 Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu công tác hố đào
32 Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu công tác hố đào
33 Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu công tác BT lót (nội bộ nhà thầu)
34 Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu công tác BT lót (nội bộ nhà thầu)
35 Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu công tác BT lót (giữa các bên)
36 Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu công tác ván khuôn, cốt thép (nội bộ nhà thầu)
37 Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu công tác ván khuôn, cốt thép (giữa các bên)
38 Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu chất lượng BT
39 Biên bản kiểm tra cao độ hoàn thiện
40 Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu công tác xây tường - NB
41 Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu công tác xây tường - CB
42 Biên bản nghiệm thu công tác tô trát - NB
43 Biên bản nghiệm thu công tác tô trát - CB
44 Biên bản nghiệm thu công tác tô đá rửa
45 Biên bản nghiệm thu công tác sơn nước
46 Biên bản nghiệm thu công tác láng nền
47 Biên bản nghiệm thu công tác lát nền
48 Biên bản nghiệm thu công tác lát nền
49 Biên bản nghiệm thu công tác ốp gạch
50 Biên bản nghiệm thu công tác lắp đặt cửa - NB
51 Biên bản nghiệm thu công tác lắp đặt cửa - CB
52 Biên bản nghiệm thu công tác lắp dựng trần - NB
53 Biên bản nghiệm thu công tác lắp dựng trần - CB
54 Biên bản nghiệm thu công tác gia công cấu kiện thép
55 Biên bản nghiệm thu công tác lắp dựng cấu kiện thép
56 Biên bản nghiệm thu công tác lợp mái
57 Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng
58 Biên bản nghiệm thu công trình để đưa vào sử dụng
59 Bảng kê những thay đổi so với thiết kế đã được phê duyệt
60 Biên bản xác nhận thay đổi thiết kế
61 Biên bản phát sinh
62 Bảng kê những hư hỏng, sai sót
63 Bảng kê các khiếm khuyết chất lượng cần sửa chữa
64 Bảng kê các việc chưa hoàn thành
65 Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng
66 Báo cáo nhanh sự cố công trình
67 Biên bản nghiệm thu đường ống điện
68 Biên bản nghiệm thu đường dây dẫn điện
69 Lắp đặt tĩnh thiết bị (phần điện)
70 Lắp đặt thiết bị chạy thử đơn động không tải (phần điện)
71 Lắp đặt thiết bị chạy thử liên động không tải (phần điện)
72 Lắp đặt thiết bị chạy thử liên động có tải (phần điện)
73 Biên bản nghiệm thu lắp đặt bãi tiếp địa
74 Bảng đo điện trở cách điện của cáp, dây dẫn
75 Bảng đo thông mạch, dây dẫn
76 Biên bản nghiệm thu đường ống nước
77 Lắp đặt tĩnh thiết bị (phần nước)
78 Lắp đặt thiết bị chạy thử đơn động không tải (phần nước)
79 Lắp đặt thiết bị chạy thử liên động không tải (phần nước)
80 Kế hoạch triển khai giám sát
81 Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng
82 Phiếu kiểm tra bản vẽ trước khi thi công
83 Bảng theo dõi - kiểm tra vật tư nhập vào công trình
84 Bảng theo dõi lấy mẫu bê tông tại hiện trường
85 Bảng theo dõi lấy mẫu thép tại hiện trường
86 Phiếu trình mẫu vật liệu điện

Trên đây là các các loại giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm.

4. Bộ hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm những gì?

mẫu hồ sơ quyết toán công trình xây dựng cơ bản

Hồ sơ hoàn công gồm những gì? Biên bản nghiệm thu là gì? Một bộ hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm 2 thành phần:  

Tập hợp các biên bản nghiệm thu công việc, bao gồm
  • Phiếu yêu cầu nghiệm thu công việc hồ sơ xây dựng
  • Biên bản nghiệm thu công trình công việc xây dựng
  • Các biên bản kiểm tra (nếu có)
Tập hợp các kết quả thí nghiệm của công việc xây dựng, bao gồm
  • Thí nghiệm trước khi thi công: Biên bản lấy mẫu, kết quả thí nghiệm (bản dấu đỏ)
  • Thí nghiệm trong quá trình thi công: Biên bản lấy mẫu, kết quả thí nghiệm (bản dấu đỏ)
  • Thí nghiệm sau quá trình thi công: Biên bản lấy mẫu, kết quả thí nghiệm (bản dấu đỏ)

  Hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm 2 thành phần trên, sẽ giúp quá trình nghiệm thu diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng.

5. Mẫu hồ sơ nghiệm thu theo Nghị định 46

Mẫu hồ sơ nghiệm thu theo Nghị định 46

Bộ hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồmMẫu hồ sơ nghiệm thu theo Nghị định 46

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 ———————–
BIÊN BẢN
 NGHIỆM THU CÔNG VIỆC XÂY DỰNG
SỐ: ………………………..


Công trình:…………………………………………………………………………...................
Hạng mục: ……………………………………………………………………………...............
1. Đối tượng nghiệm thu: ……………………(Ghi rõ tên công được nghiệm thu)………..

Tải ngay trọn mẫu hồ sơ nghiệm thu theo Nghị định 46 TẠI ĐÂY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ------------------
BIÊN BẢN NGHIỆM THU
 HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH (HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH)
 ĐỂ ĐƯA VÀO SỬ DỤNG

Tải ngay trọn mẫu hồ sơ quy trình nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng TẠI ĐÂY

6. Checklist nghiệm thu công việc xây dựng

Checklist nghiệm thu công việc xây dựng

Bộ hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm Checklist nghiệm thu công việc xây dựng. Dưới đây là một số form mẫu checklist bạn có thể tham khảo

Tải xuống mẫu form checklist nghiệm thu công việc xây dựng TẠI ĐÂY.

Tải ngay hồ sơ thi công công trình xây dựng File Excel hồ sơ nghiệm thu TẠI ĐÂY

Tải ngay biểu mẫu quản lý chất lượng công trình File Excel hồ sơ nghiệm thu TẠI ĐÂY

7. Hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm - Phương pháp lập hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng như thế nào?

Quy định về nghiệm thu công trình xây dựng

Sau khi nắm được bộ  hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm những gì. Công việc tiếp theo là lập hồ sơ nghiệm thu công trình.  Khám phá ngay 2 phương pháp sau đây:

Với các biên bản nghiệm thu công việc Phải đọc quy định pháp luật: 
  • Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021, 
  • Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu 
  • Áp dụng với công việc xây dựng để biết các DỮ LIỆU sẽ đưa vào nội dung biên bản nghiệm thu
Phải đọc hồ sơ pháp lý của Dự án: 
  • Hợp đồng thi công, bản vẽ thiết kế, biện pháp thi công, 
  • Chỉ dẫn kỹ thuật, các quyết định phê duyệt liên quan đến hạng mục, công việc. 
  • Để biết các DỮ LIỆU sẽ đưa vào nội dung biên bản nghiệm thu
Phải có: Biểu mẫu hồ sơ nghiệm thu công việc
Phải biết: Kỹ năng để xử lý, xây dựng file hồ sơ từ biểu mẫu công trình được phê duyệt. Gồm các kỹ năng: 
  • Lập bằng thủ công, 
  • Sử dụng Mailings, 
  • Sử dụng Excel hoặc phần mềm lập hồ sơ chất lượng công trình gồm những gì.
Với các kết quả thí nghiệm của công việc xây dựng Hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng sẽ:
  • Có trường hợp có kết quả thí nghiệm và có trường hợp không có kết quả thí nghiệm đi kèm. 
  • Việc một công việc có kết quả thí nghiệm chỉ xảy ra khi công việc đó có sử dụng vật liệu để thi công.
Để lập được các kết quả thí nghiệm thì cần phải đọc:
  • Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu, chỉ dẫn kỹ thuật, đề cương thí nghiệm để nắm rõ được:
  • Tần suất lấy mẫu, quy cách lấy mẫu của các kết quả thí nghiệm liên quan đến quá trình thi công, nghiệm thu của công việc xây dựng
Phải lập được bảng theo dõi thí nghiệm, bảng kê thí nghiệm cho đơn vị thí nghiệm

8. Điều kiện tham gia và ký hồ sơ nghiệm thu công trình / Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng

Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng nhà ở

Chuẩn bị hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm đầy đủ các giấy tờ là chưa đủ. Bạn cần phải nắm được điều kiện tham gia và ký hồ sơ nghiệm thu công trình.

Theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP thì cá nhân có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng:

  • Được làm giám sát trưởng để định hướng các công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ hành nghề; 
  • Được làm giám sát viên thi công xây dựng để định hướng các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
  • Miễn là phù hợp với hạng chứng chỉ được cấp.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công và bảo trì công trình xây dựng thì: 

  • Tùy theo quy mô, tính chất, kỹ thuật của công trình, 
  • Cơ cấu nhân sự của tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm giám sát trưởng và các giám sát viên. 
  • Người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng của tổ chức nêu trên phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với chuyên ngành được đào tạo và cấp công trình.

Như vậy, cá nhân có chứng chỉ hành nghề giám sát lắp đặt thiết bị công trình được:

  • Tham gia nghiệm thu và ký biên bản nghiệm thu các công việc 
  • Phù hợp với quyền hạn, trách nhiệm của giám sát trưởng hoặc giám sát viên quy định.

9. Hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm - Các bộ hồ sơ liên quan đến xây dựng khác

Danh mục hồ sơ pháp lý công trình xây dựng

9.1 Hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm- Trọn bộ hồ sơ quản lý chất lượng công trình bao gồm

trọn bộ hồ sơ thanh quyết toán công trình

1 Danh mục các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình và các văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền
2 Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo)
3 Các kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình.
4

Các chứng từ trong hồ sơ chất lượng gồm những gì:

  •  Chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nhãn mác hàng hóa, tài liệu công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa;
  • Chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành;
  • Chứng nhận hợp chuẩn (nếu có) theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.
5 Các kết quả quan trắc (nếu có), đo đạc, thí nghiệm trong quá trình thi công
6 Các biên bản nghiệm thu công việc hồ sơ xây dựng, nghiệm thu bộ phận, hoặc giai đoạn công trình (nếu có) trong quá trình thi công xây dựng
7 Các kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu xây dựng (nếu có)
8 Trọn bộ hồ sơ quản lý chất lượng của thiết bị lắp đặt vào công trình
9 Quy trình vận hành, khai thác công trình (nếu có); quy trình bảo trì công trình.
10

Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về:

a) Di dân vùng lòng hồ, khảo sát các di tích lịch sử, văn hóa;  

b) An toàn phòng cháy, chữa cháy;  

c) An toàn môi trường;  

d) An toàn lao động, an toàn vận hành hệ thống thiết bị công trình, thiết bị công nghệ;  

đ) Thực hiện Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);  

e) Cho phép đấu nối với công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác có liên quan;  

g) Văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng, quản lý phát triển đô thị về việc hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan của dự án theo kế hoạch xây dựng nêu tại Báo cáo nghiên cứu khả thi đã được thẩm định, phê duyệt;  

h) Các văn bản khác theo quy định của pháp luật có liên quan.  

11 Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có).
12 Phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếu có) sau khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng
13 Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng
14 Văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này (nếu có)
15 Các hồ sơ/ tài liệu có liên quan trong quá trình thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại Điều 24 Nghị định này (nếu có)
16 Các hồ sơ/ văn bản/ tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng

Lưu ý:

  • Không phải công trình nào hồ sơ quản lý chất lượng công trình cũng bao gồm tất cả nội dung trên. Ví dụ: Công trình không có di dân lòng hồ, thì không có văn bản liên quan, hay công trình có gì phải tồn tại cần sửa chữa, khắc phục…
  • Không phải tất cả các nội dung trong hồ sơ quản lý chất lượng công trình nêu trên là do nhà thầu xây lắp lập. Hồ sơ thuộc nội dung của bên nào thực hiện thì bên đó phải có trách nhiệm lập và cung cấp đầy đủ.

9.2 Hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình

hướng dẫn làm hồ sơ thanh quyết toán công trình

Theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Danh mục hồ sơ quản lý chất lượng công trình vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình bao gồm:  

1
  • Chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất theo yêu cầu của hợp đồng 
  • Và quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa
2 Chứng chỉ xuất xứ phải phù hợp với quy định của hợp đồng giữa nhà thầu cung ứng, bên mua hàng 
  • Và phù hợp với danh mục vật tư, vật liệu đã được chủ đầu tư chấp thuận, phê duyệt 
  • Đối với trường hợp nhập khẩu theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa;
3
  • Có giấy chứng nhận hợp quy theo quy định của các quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật có liên quan đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị
  • Thuộc đối tượng phải thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa;
4 Các thông tin, tài liệu có liên quan tới vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng;
5 Các kết quả thí nghiệm, thử nghiệm, kiểm định vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo:
  • Quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng 
  • Và yêu cầu của thiết kế được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng công trình
6 Các biên bản nghiệm thu vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định
7 Các tài liệu có liên quan theo quy định của hợp đồng xây dựng

9.3 Bộ hồ sơ quyết toán công trình xây dựng gồm những gì?

quy trình nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng

Hồ sơ thanh toán gồm những gì? Theo điều 22, Nghị định 37/2015/NĐ-CP: 

  • Cách làm hồ sơ quyết toán trong xây dựng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng và giá hợp đồng. 
  • Nội dung của trọn bộ hồ sơ thanh quyết toán công trình xây dựng phải phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng.

Phiếu yêu cầu nghiệm thu theo nghị định 15, mẫu hồ sơ quyết toán công trình xây dựng cơ bản bao gồm các tài liệu sau:  

1 Hồ sơ bản vẽ hoàn công (thuộc hồ sơ hoàn công bao gồm)
2 Nhật ký thi công xây dựng công trình
3 Các biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc, từng loại công tác có chữ ký xác nhận của cấp trên
4 Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng. Các bước làm hồ sơ thanh quyết toán trong đó nêu rõ:
  • Giá trị công việc hoàn thành theo hợp đồng; 
  • Giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có); 
  • Giá trị đã thanh toán hoặc tạm thanh toán 
  • Và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu.
5 Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng

Đây là các giấy tờ cần có trong hồ sơ thanh toán công trình.

9.4 Hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm - Hồ sơ hoàn thành công trình là gì?

mẫu hồ sơ quản lý chất lượng công trình

Tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 46/2015/NĐ-CP, hồ sơ hoàn thành công trình về quản lý chất lượng công trình và bảo trì công trình xây dựng được định nghĩa như sau:

Hồ sơ hoàn thành công trình là tập hợp các hồ sơ, tài liệu có liên quan tới quá trình đầu tư xây dựng công trình cần được lưu lại khi đưa công trình vào sử dụng. Mẫu hồ sơ quản lý chất lượng công trình là 1 nội dung chính của hồ sơ hoàn thành công trình. 

  • Biểu mẫu quản lý chất lượng công trình rất quan trọng, 
  • Vì vậy phải được chú trọng thiết lập, thu thập, lưu trữ đầy đủ, đúng đắn và chuẩn chỉ ngay từ đầu.

10. Kết luận

Trên đây là những giải đáp chi tiết của Khải Minh về:

  • Hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm những gì?
  • Hồ sơ thanh quyết toán gồm những gì?
  • Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình,
  • Mẫu hồ sơ nghiệm thu theo Nghị định 46,
  • Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng nhà ở,
  • Và các thông tin có liên quan khác,...

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm gì. ĐỪNG NGẦN NGẠI, gọi ngay cho Khải Minh Hotline: 0901 999 998. Chúng tôi rất sẵn lòng hỗ trợ bạn.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Mục Luc
Nội dung bài viếtx
popup

Số lượng:

Tổng tiền: