Bản vẽ hoàn công là bản vẽ thể hiện tình trạng thực tế của ngôi nhà sau khi xây xong.
VẬY:
- Bản vẽ hoàn công là gì? Được lập khi nào?
- Quy định về bản vẽ hoàn công là gì?
- Bản vẽ hoàn công gồm những gì?
- Vì sao phải lập bản vẽ công trình xây dựng?
Cùng Khải Minh tìm hiểu ngay nhé!
1. Bản vẽ hoàn công
1.1. Bản vẽ hoàn công là gì?
Những kiến thức về hoàn công xây dựng mà BẠN CẦN PHẢI NẮM 2023
Khái niệm bản vẽ hoàn công là gì? Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành.
- Trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt.
- Bản vẽ hoàn công là các bản vẽ ghi chép lại tất cả những chi tiết của hạng mục, công trình thực tế đã thực hiện.
Bản vẽ hoàn công gồm những gì? Là bản vẽ công trình:
- Phản ánh kết quả thực tế thi công xây lắp do nhà thầu xây lắp lập trên cơ sở quy định về hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt.
- Và kết quả đo kiểm các sản phẩm xây lắp đã thực hiện tại hiện trường được Chủ đầu tư xác nhận.
Bản vẽ hoàn công là cơ sở để thực hiện bảo hành bảo trì công trình, là cơ sở để sửa chữa và cải tạo sau này:
- Sửa chữa điện,
- Nước ngầm,
- Sửa chữa thay thế một chi tiết bộ phận công trình.
Như vậy, hiểu một cách khái quát thì: Mẫu dấu hoàn công thực chất là một bản sao chụp lại hiện trạng cấu kiện hạng mục cũng như từng bộ phận hay công trình vừa hoàn thành dựa trên cơ sở hệ tọa độ và hệ cao độ công trình đã dùng để thi công.
1.2. Vì sao phải lập bản vẽ hoàn công nhà?
Tiến hành lập bản vẽ hoàn công nhà ở sẽ:
- Giúp cho các gia chủ nắm được tình trạng, vị trí chính xác của các hạng mục khi sửa chữa, bảo trì ngôi nhà.
- Thủ tục hoàn công cũng là giấy tờ cần thiết để hoàn tất thanh toán cho nhà thầu.
- Về mặt pháp lý, bản vẽ công trình xây dựng là cơ sở giúp cơ quan nhà nước nắm xác định xem chủ nhà có làm đúng theo giấy phép xây dựng hay không.
Lý do cần phải lập bản vẽ hoàn công là gì?
- Là cơ sở quan trọng để nghiệm thu được công trình khi đã xây dựng xong.
- Là cơ sở để có thể thanh toán công trình.
- Bản vẽ hoàn công giúp cho cơ quan nhà nước có thể nắm rõ được thực tế công trình sử dựng. Từ đó, mọi người có thể sử dụng đúng và phù hợp với khả năng thực tế ở các công trình.
- Giúp các cơ quan nghiên cứu cũng như cơ quan thanh tra khi cần thiết tìm lại các số liệu có liên quan đến công trình.
- Là cơ sở quan trọng để giúp bảo vệ được công trình xây dựng của mình.
1.3. Bản vẽ hoàn công là gì? Vai trò của lập bản vẽ hoàn công xây dựng là gì?
Bạn đã biết vai trò của mẫu bản vẽ hoàn công là gì chưa? Để Khải Minh bật mí cho bạn nhé!
Sau đây là 6 vai trò chính khi lập bản vẽ hoàn công mẫu:
Thứ nhất |
Bản vẽ hoàn công thể hiện sự thay đổi trong các chi tiết và kích thước xây dựng giữa bản vẽ thiết kế và thực tế.
Giúp chủ nhà nắm được tình trạng, vị trí chính xác của các hạng mục khi sửa chữa, bảo trì căn nhà. |
Thứ 2 |
Bản vẽ hoàn công mẫu là cơ sở cho việc thực hiện giai đoạn nghiệm thu
Hạng mục công trình Và công trình hoàn thành đưa vào sử dụng |
Thứ 3 |
Giúp đơn vị nắm rõ được kết cấu và cấu tạo của công trình,
Để sử dụng đúng mục đích
Và hỗ trợ cho công tác cải tạo và mở rộng sửa chữa sau nà |
Thứ 4 |
Xác định được công trình có được xây dựng đúng theo yêu cầu của bản thiết kế ban đầu hay không |
Thứ 5 |
Đánh dấu mốc thời gian hoàn tất thanh toán cho nhà thầu, kết thúc nghĩa vụ hợp đồng xây dựng.
Là cơ sở để thực hiện thanh toán và quyết toán |
Thứ 6 |
Cơ sở pháp lý để chứng minh công trình được thực hiện đúng theo quy định trong luật xây dựng với cơ quan chức năng |
1.4. Phân loại bản vẽ hoàn công là gì?
Bản vẽ hoàn công là gì? Có mấy loại bản vẽ hoàn công xây dựng hiện nay, cùng Khải Minh khám phá ngay nhé!
1 |
Bản vẽ hoàn công công việc xây dựng |
2 |
Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình |
3 |
Bản vẽ hoàn công giai đoạn xây dựng |
4 |
Bản vẽ hoàn công lắp đặt thiết bị |
5 |
Bản vẽ hoàn công từng hạng mục |
6 |
Bản đồ hoàn công tổng thể công trình |
1.5. Bản vẽ hoàn công là gì? - So sánh giữa bản vẽ hoàn công và bản vẽ thiết kế
Sự giống nhau giữa bản vẽ hoàn công và bản vẽ thiết kế:
- Đều được xây dựng dựa trên cùng một hệ tọa độ, cao độ và tỷ lệ như nhau.
- Đảm bảo giống nhau hoàn toàn về phương thức thể hiện các tiểu tiết, các hạng mục công trình trên tổng thể công trình xây dựng nói chung.
Sự khác nhau giữa bản vẽ hoàn công và bản vẽ thiết kế:
- Điểm khác nhau lớn nhất giữa 2 loại bản vẽ này là sự thay đổi về kích thước hậu thi công.
- Các chênh lệch so với bản vẽ thiết kế ban đầu được thể hiện dựa theo thực tế thi công công trình
- Chứ không phải kiến trúc sư thay đổi ý tưởng thiết kế hoặc sửa đổi bản vẽ thành các phần bị chênh lệch có thể nhiều hoặc ít, tùy theo thực tế xây dựng của mỗi công trình.
- Cũng có trường hợp công trình sau khi thi công đáp ứng chuẩn theo bản vẽ thiết kế. Lúc này bản vẽ thiết kế có thể sử dụng trong cả:
- Giai đoạn hoàn công, đơn vị thi công, đơn vị giám sát
- Hay chủ đầu tư đều không cần lập lại bản vẽ mẫu dấu hoàn công nữa.
1.6. Lập bản vẽ hoàn công xây dựng khi nào?
Pháp luật hiện hành không định nghĩa thời điểm lập bản vẽ hoàn công là thời điểm nào.
Nhưng dựa trên một số những ý nghĩa, công dụng của bản vẽ hoàn công. => Suy ra thời điểm lập bản vẽ hoàn công là khi đã nghiệm thu công trình xây dựng/hạng mục công trình xây dựng hoàn thành.
- Để tiết kiệm thời gian và cập nhật đúng tiến độ thi công xây dựng.
- Mẫu bản vẽ hoàn công được lập song song cùng với việc nghiệm thu xây dựng công trình.
Mặt khác, nghiệm thu công trình/hạng mục công trình ở giai đoạn nào. => Thì bộ phận tương ứng với giai đoạn đó sẽ tiến hành lập bản vẽ hoàn công xây dựng tương ứng.
1.7. Bản vẽ hoàn công là gì? - Bản vẽ hoàn công ai ký?
Căn cứ Phụ lục IIB ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP: Mẫu bìa bản vẽ hoàn công do đơn vị thi công/chủ thầu xây dựng lập. Trong đó, phải có chữ ký, dấu của những người/tổ chức sau đây:
Trường hợp 1: Thi công theo hình thức không phải là tổng thầu xây dựng thi công xây dựng |
- Người lập (thuộc đơn vị thầu thi công);
- Chỉ huy trưởng công trình hoặc giám đốc dự án;
- Tư vấn giám sát trưởng;
|
Trường hợp 2: Thi công theo hình thức tổng thầu xây dựng thi công xây dựng |
- Người lập bản vẽ;
- Chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của nhà thầu phụ;
- Chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của tổng thầu;
- Tư vấn giám sát trưởng;
|
TÓM LẠI:
- Tùy thuộc hình thức thi công xây dựng công trình là tổng thầu xây dựng hoặc không phải tổng thầu xây dựng.
- Mà mẫu bìa bản vẽ hoàn công xây dựng yêu cầu phải có chữ ký của các bên khác nhau.
- Những người này bao gồm:
- Tư vấn giám sát, người lập bản vẽ,
- Người chịu trách nhiệm đối với dự án hoặc giám đốc dự án, tổng thầu và thầu phụ
- Thông qua chữ ký, xác nhận của các bên thể hiện sự đồng ý, chấp thuận của các đơn vị/tổ chức. Còn là căn cứ để xác định trách nhiệm của các bên đối với công trình xây dựng.
1.8. Hoàn công mất bao lâu khi đã lập bản vẽ hoàn công?
Thời gian hoàn công nhà không được xác định cụ thể là bao lâu do phải dựa trên 2 mốc thời gian sau:
- Thời gian chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu nhà ở trên đất: Do chủ sở hữu tự lựa chọn thực hiện;
- Giải quyết yêu cầu đăng ký quyền sở hữu nhà ở trên đất: Không quá 30 ngày nếu là đăng ký, cấp sổ lần đầu. Không quá 15 ngày nếu là đăng ký biến động (Nghị định 01/2017/NĐ-CP);
Một số lưu ý khi thực hiện hoàn công nhà ở riêng lẻ:
- Việc lập bản vẽ hoàn công xây dựng chính là thực hiện chụp lại bản vẽ thiết kế thi công xây dựng công trình. Được bên chủ thầu ký xác nhận, người lập ký xác nhận.
- Trong trường hợp, xây dựng nhà ở mà không có sơ đồ (bản vẽ) phù hợp với:
- Hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng trong giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở
- Thì chủ sở hữu phải lập sơ đồ nhà ở khi thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản trên đất. (Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT);
TÓM LẠI: Thời gian hoàn công xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện sau khi có mẫu bản vẽ hoàn công xây dựng. Gồm:
- Thời gian chủ sở hữu chuẩn bị hồ sơ thực hiện đăng ký quyền sở hữu nhà ở
- Và thời gian giải quyết yêu cầu.
Thời gian này không được xác định cụ thể, nhưng có thể căn cứ quy định về thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đất đai theo Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Suy ra, chủ sở hữu mất tối thiểu 15 ngày để hoàn thành thủ tục hoàn công.
1.9. Bản vẽ hoàn công là gì? - Làm bản vẽ hoàn công xây dựng có mất tiền không?
Về nguyên tắc, bản vẽ hoàn công xây dựng do đơn vị thi công, đơn vị thầu lập. Căn cứ Nghị định 06/2021/NĐ-CP:
- Danh mục bản vẽ hoàn công được chụp lại từ bản vẽ thiết kế thi công xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ
- Hoặc được lập mới nếu thấy cần thiết.
Dưới đây là 4 trường hợp làm mẫu bìa bản vẽ hoàn công xây dựng thường gặp phải:
Thi công xây dựng mà do chủ sở hữu nhà ở tự thực hiện, tự lập bản vẽ |
Trường hợp này sẽ không mất phí |
Tổ chức cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định lập bản vẽ thiết kế thi công |
Trường hợp này chi phí sẽ được tính gộp là chi phí thuê đơn vị có chuyên môn lập bản vẽ thi công xây dựng. |
Hạch toán riêng biệt theo giai đoạn |
- Chủ sở hữu công trình cũng không phải chịu phí khi lập bản vẽ hoàn công.
- Do đây là trách nhiệm của bên thầu xây dựng.
|
Trên thực tế, có một vài trường hợp:
- Theo thỏa thuận,
- Hoặc các bên muốn lập mẫu bìa bản vẽ hoàn công mới,
- Hoặc chủ thầu không thực hiện/thực hiện không đầy đủ
|
Chủ đầu tư có thể vẫn chịu khoản chi phí lập bản vẽ mẫu dấu hoàn công xây dựng cho căn nhà của mình. |
2. Quy định về bản vẽ hoàn công là gì?
2.1. Trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công thuộc về ai?
Bản vẽ hoàn công được lập ngay sau khi hoàn thành bộ phận hoặc hạng mục công trình.
CẦN LƯU Ý:
- Đối với các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công.
- Hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo.
Nhà thầu thi công có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công theo hạng mục công trình, công trình xây dựng do mình thi công.
Đối với trường hợp nhà thầu liên danh:
- Thì từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công ứng với công việc do mình thực hiện.
- Không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.
2.2. Bản vẽ hoàn công là gì? Thành phần ký bản vẽ hoàn công (Trách nhiệm)
Bản vẽ hoàn công gồm những gì, do ai ký?
Chủ đầu tư |
- Lập bìa hồ sơ hoàn công xây dựng,
- Nghiệm thu
- Và cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình xây dựng,
- Đảm bảo việc ký kết trong biên bản, giấy tờ nghiệm thu.
|
Đơn vị thi công |
- Cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình,
- Tham gia ký kết nghiệm thu hoàn công
- Và thực hiện đủ các nghĩa vụ như hợp đồng xây dựng đã lập.
|
Đơn vị tư vấn, giám sát xây dựng (nếu có) |
- Tham gia vào việc kiểm tra,
- Ký xác nhận bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
|
Đơn vị thiết kế công trình |
- Tham gia nghiệm thu công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư,
- Lập lại bản vẽ theo đúng thực tế,
- Trong trường hợp có thay đổi về công trình xây dựng so với cấp phép ban đầu.
|
2.3. Một số yêu cầu khi lập bản vẽ hoàn công
Trường hợp:
- Các kích thước, thông số thực tế của hạng mục công trình, công trình xây dựng
- Không vượt quá sai số cho phép so với kích thước, thông số thiết kế
|
- Thì bản vẽ thi công được chụp lại
- Và được các bên liên quan đóng dấu, ký xác nhận lên bản vẽ để làm bìa bản vẽ hoàn công.
|
Nếu:
- Các kích thước, thông số thực tế thi công có thay đổi
- So với kích thước, thông số của quy định về thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt
|
Thì cho phép nhà thầu thi công xây dựng ghi lại:
- Các trị số kích thước, thông số thực tế trong ngoặc đơn bên cạnh;
- Hoặc bên dưới các trị số kích thước, thông số cũ trong tờ bản vẽ này;
|
Trong trường hợp cần thiết |
- Nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới, có khung tên bản vẽ hoàn công mới nhất.
- Tương tự như mẫu dấu bản vẽ hoàn công quy định tại Phụ lục IIB kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP;
|
Đối với các bộ phận công trình bị che khuất |
- Phải được lập bìa bản vẽ hoàn công
- Hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo.
|
Trường hợp nhà thầu liên danh |
Từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm:
- Lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện.
- Không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.
|
3. Bản vẽ hoàn công là gì? - Cách thể hiện và lập bản vẽ hoàn công đúng chuẩn
3.1. Thể hiện và lập bản vẽ hoàn công công việc xây dựng
Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng chụp lại hình vẽ thiết kế bản vẽ thi công phần công việc nghiệm thu, lắp đặt thiết bị tĩnh.
Tại hiện trường: Người phụ trách kỹ thuật đo vẽ hoàn công:
- Ghi các trị số thực tế thi công có thay đổi
- So với trị số thiết kế trong ngoặc đơn đặt ngay dưới trị số thiết kế,
- Thể hiện các chi tiết thay đổi, bổ sung trên danh mục bản vẽ công trình xây dựng copy và ký tên.
Trong trường hợp không có sự thay đổi thông số thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.
Khi nghiệm thu: Sau khi kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công thấy phản ánh đúng thực tế thi công.
- Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư
- Hoặc người giám sát thi công của tổng thầu
- Đối với hình thức hợp đồng tổng thầu kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công ký tên xác nhận.
3.2. Cách làm bản vẽ hoàn công bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình và công trình
Cách làm bản vẽ hoàn công như sau:
Người phụ trách kỹ thuật chụp lại toàn bộ bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt và giữ nguyên khung tên, không thay đổi số hiệu bản vẽ thiết kế .
Tại hiện trường: Người phụ trách kỹ thuật đo vẽ hoàn công và lập bản vẽ như sau:
- Trong trường hợp các kích thước, thông số không có sự thay đổi, điều chỉnh thì bản vẽ thiết kế đó là danh mục bản vẽ hoàn công.
- Trong trường hợp có thay đổi thì:
- Ghi các trị số thực tế thi công có thay đổi so với trị số thiết kế trong ngoặc đơn đặt dưới trị số thiết kế;
- Khoanh đám mây các chi tiết thay đổi,
- Bổ sung và thể hiện các chi tiết thay đổi, bổ sung đó
- Ngay trên bản vẽ có chi tiết thay đổi, bổ sung hoặc trên chỗ trống của bản vẽ khác.
- Nếu trên các bản vẽ này đều không có chỗ trống thì thể hiện ở bản vẽ mới với số hiệu bản vẽ không trùng với số hiệu các bản vẽ thiết kế đã có.
Yêu cầu:
- Trong bản vẽ phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ.
- Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng phải ký tên và đóng dấu pháp nhân.
- Ngoài ra, phía trên khung tên các bản vẽ phải đóng dấu bản vẽ hoàn công của nhà thầu thi công xây dựng.
Khi nghiệm thu: Sau khi kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công thấy phản ánh đúng thực tế thi công thì:
- Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư
- Hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu
- Đối với hình thức hợp đồng tổng thầu kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công ký tên xác nhận.
4. Mẫu dấu bản vẽ hoàn công: (02 mẫu)
4.1 Mẫu dấu hoàn công 2022 1
Sau đây là mẫu dấu hoàn công theo thông tư 10:
TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG |
BẢN VẼ HOÀN CÔNG
Ngày……tháng……năm…… |
Người lập
(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký) |
Chỉ huy trưởng công trình hoặc giám đốc dự án
(Ghi rõ họ tên, chữ ký) |
Tư vấn giám sát trưởng
(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký) |
Ghi chú: Không áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xây dựng thi công xây dựng. Kích thước dấu tùy thuộc kích cỡ chữ.
4.2 Mẫu dấu hoàn công theo nghị định 15 2
Cách đóng dấu bản vẽ hoàn công 2022:
TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG |
BẢN VẼ HOÀN CÔNG
Ngày……tháng…..năm….. |
Người lập
(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký) |
Chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của nhà thầu phụ
(Ghi rõ họ tên, chữ ký) |
Chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của tổng thầu
(Ghi rõ họ tên, chữ ký) |
Tư vấn giám sát trưởng
(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký) |
Ghi chú: Áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xây dựng thi công xây dựng. Kích thước dấu tùy thuộc kích cỡ chữ.
5. Các câu hỏi thường gặp liên quan đến quy trình thực hiện thủ tục hoàn công
5.1 Nộp hồ sơ hoàn công công trình ở cơ quan nào?
Bìa hồ sơ hoàn công là gì, nộp ở đâu? Để Khải Minh giải đáp cho bạn nhé!
Tại Sở xây dựng |
Đối với những công trình xây dựng:
- Cấp đặc biệt,
- Cấp 1,
- Công trình tôn giáo,
- Di tích lịch sử…
Do UBND TP quy định. |
Tại UBND quận, huyện |
- Đối với nhà ở riêng lẻ của người dân
- Và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện.
|
Tại Ban quản lý đầu tư và xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao |
Đối với công trình xây dựng ở trong khu đó; |
Tại UBND xã |
Đối với nhà ở riêng lẻ thuộc địa giới hành chính xã |
5.2 Chi phí lập bản vẽ hoàn công là bao nhiêu?
Theo quy định thủ tục hoàn công, chi phí làm bìa hồ sơ hoàn công dao động từ 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng, gồm:
- Lệ phí lập bản vẽ công trình:
- Phụ thuộc vào từng đơn vị thực hiện,
- Thường dao động khoảng 10.000 - 15.000 đồng/m2 sàn xây dựng
- Và lệ phí trước bạ: Là 1% tổng giá trị căn nhà.
Căn cứ theo Nghị định 45/2017/NĐ-CP đã được sửa đổi một phần bằng Nghị định 23/2013/NĐ-CP tại Khoản 11 Điều 4.
Quy định các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ là:
- Nhà ở của hộ gia đình,
- Cá nhân tạo lập thông qua hình thức phát triển nhà ở riêng lẻ.
Nếu nhà ở bạn thuộc trường hợp này thì: Chi phí hoàn công nhà ở không gồm phí trước bạ mà chỉ gồm thuế xây dựng cơ bản.
6. Bản vẽ hoàn công là gì? Hồ sơ hoàn công gồm những gì?
Bìa hồ sơ hoàn công gồm những gì? Hồ sơ hoàn công bao gồm những giấy tờ sau:
1 |
Giấy phép xây dựng |
2 |
Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với:
- Các nhà thầu khảo sát,
- Thiết kế,
- Thi công,
- Giám sát thi công xây dựng.
|
3 |
Kết quả khảo sát xây dựng |
4 |
Kết quả thẩm tra thiết kế |
5 |
Hồ sơ tuân thủ quy định về thiết kế bản vẽ thi công (quy định về hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công) |
6 |
Bản vẽ hoàn công |
7 |
- Danh mục vật liệu,
- Cấu kiện,
- Thiết bị có nguồn gốc, xuất xứ
|
8 |
Kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có) |
9 |
Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về:
- An toàn phòng cháy, chữa cháy;
- An toàn vận hành thang máy, điều hòa không khí trung tâm.
|
10 |
Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình nhà ở đưa vào sử dụng của chủ nhà |
XEM NGAY để biết chi tiết
7. Không chuyển nhượng đất được do chưa làm thủ tục hoàn công
Trường hợp không chuyển nhượng đất được do chưa làm thủ tục hoàn công thì:
- Người mua chỉ có thể ký hợp đồng công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không thể chuyển nhượng nhà nằm trên đất.
- Như vậy cũng có nghĩa là người mua nhà chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu.
- Để được công nhận quyền sở hữu, cá nhân phải làm thủ tục hoàn công.
- Sau đó cập nhật tài sản hiện hữu trên đất để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất.
8. Bản vẽ hoàn công là gì? - Khi nào phải tiến hành thủ tục hoàn công?
Hoàn công được thực hiện sau khi nhà đầu tư, nhà thầu đã thi công xong công trình theo đúng giấy phép xây dựng.
Đây là căn cứ, cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đổi sổ hồng (giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở) gắn liền với đất cho chủ sở hữu.
9. Bản vẽ hoàn công là gì? - Trường hợp hoàn công nhà xây trái phép
Nắm được bản vẽ hoàn công là gì rồi, vậy còn trường hợp hoàn công nhà xây trái phép thì như thế nào?
=> Mẫu dấu hoàn công là việc ghi nhận thông tin tài sản trên đất (nhà mới được xây dựng) vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, khi xây dựng trái giấy phép sẽ bị phạt hành chính, ảnh hưởng trực tiếp đến thủ tục hoàn công.
Lời kết
Trên đây là những giải đáp của Khải Minh về các vấn đề liên quan đến:
- Bản vẽ hoàn công là gì?
- Hồ sơ hoàn công gồm những gì?
- Các quy định về bản vẽ hoàn công?...
Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình hoàn công nhà ở.