Hình ảnh: Thủ tục xin sửa chữa nhà ở tphcm
Yêu cầu tư vấn
Thủ tục xin sửa chữa nhà ở TPHCM là một thủ tục cần thiết trước khi tiến hành cải tạo, sửa chữa nhà.
VẬY:
- Quy định mới về sửa chữa là gì?
- Có những trường hợp cải tạo, sửa nhà nào cần phải xin phép?
- Những trường hợp được miễn giấy phép
sửa chữa nhỏ trong nhà?
- Thủ tục xin sửa chữa nhà ở TPHCM có những bước nào?
- Đơn xin phép xây dựng - sửa chữa nhà tại TPHCM?
- Thẩm quyền cấp giấy phép sửa chữa nhà TPHCM ở đâu?
- Chi phí xin giấy phép sửa chữa nhà ở hết bao nhiêu?
- Sửa nhà không xin phép phạt bao nhiêu?
- Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 gồm những gì?
Công ty xây dựng Khải Minh với hơn 15 năm kinh nghiệm xin giấy phép sửa chữa nhà TPHCM.
Sẽ giải đáp những vấn đề này cho bạn, XEM NGAY KẺO LỠ!
Trong trường hợp các bạn vẫn chưa nắm rõ khái niệm, quy định về giấy phép xây dựng là gì? và giấy phép xây dựng tạm trên đất quy hoạch là gì? Hãy nhấp vào text màu đỏ kế bên để tham khảo chi tiết nhé!
1. Sửa nhà có cần xin giấy cấp phép hay không?
Hình ảnh: Giấy phép sửa chữa nhà
1.1 Trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà cần xin phép
Hình ảnh: Đơn xin sửa chữa nhà ở phường
Sửa chữa nhà có cần xin giấy phép?
Câu trả lời là CÓ. Nếu sửa nhà HCM mà làm:
- Thay đổi kết cấu chịu lực;
- Thay đổi kết cấu hệ khung sườn của ngôi nhà.
Những trường hợp sửa chữa nhà ở làm thay đổi kết cấu chịu lực của ngôi nhà gồm:
- Đúc mới thêm cầu thang hoặc đập cầu thang xương cá cũ để đúc cầu thang mới dạng bản;
- Đúc thêm cột;
- Đúc thêm sàn, nâng thêm tầng, đúc thêm ô văng, sê nô, máng sối bê tông cốt thép;
- Gia cố lại móng, xử lý nghiêng nhà, lún nhà;
Có thể hiểu một cách ĐƠN GIẢN về những trường hợp sửa chữa nhà có cần xin giấy phép:
- Ngôi nhà xuống cấp quá trầm trọng;
- Diện tích nhà nhỏ không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của gia chủ;
- Muốn thay đổi quy mô, cơi nới, mở rộng ra, làm thay đổi kết cấu ban đầu của ngôi nhà.
1.2 Trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà không cần xin phép
Hình ảnh: Nâng nền nhà có phải xin phép
Nâng nền nhà có phải xin phép?
Căn cứ vào Luật xây dựng năm 2014 Khoản 2 điều 89:
Quy định rõ những trường hợp sửa nhà HCM không cần xin giấy phép xây dựng:
- Các hạng mục cần sửa chữa nhà ở không làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và diện mạo của ngôi nhà, gồm:
- Nâng nền;
- Ốp lát gạch lại;
- Sơn tường;
- Đóng thạch cao trần;
- Lắp vách nhôm kính;
- Vách kính;
- Thay mái tôn bị dột;
- Thay mái ngói;
- Sửa chữa hệ thống điện, nước;
- Trang trí nội thất, ngoại thất,…
- Đồng thời công trình sửa chữa phải đảm bảo an toàn và không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Qua nội dung trên, có thể trả lời được câu hỏi nâng nền nhà có phải xin phép không?
Câu trả lời là KHÔNG. Vì nâng nền nhà thuộc hạng mục được miễn giấy phép xây dựng.
1.3 Trường hợp xin phép sửa chữa nhà cấp 4
Hình ảnh: thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4
Không có đặc quyền riêng nào cho nhà cấp 4 cả. Nhà cấp 4 cũng giống như những công trình khác.
- Nếu cần sửa chữa nhà cấp 4 mà làm thay đổi kết cấu chịu lực của ngôi nhà:
- BẮT BUỘC phải có giấy phép xây dựng mới được sửa chữa.
- Nếu sửa chữa nhỏ trong nhà cấp 4 không thay đổi kết cấu chịu lực của ngôi nhà:
- Không cần phải xin giấy phép xây dựng.
1.4 Thủ tục xin sửa chữa nhà ở TPHCM bao gồm những gì?
Bạn đang quan tâm đến thủ tục xin sửa chữa nhà ở TPHCM bao gồm những gì?
Những thông tin sau đây sẽ rất cần thiết cho bạn.
Để hoàn tất thủ tục xin sửa chữa nhà ở TPHCM, BẠN CẦN PHẢI chuẩn bị những giấy tờ sau:
Thứ nhất |
Mẫu
đơn xin phép xây dựng - sửa chữa nhà tại TPHCM. |
Thứ 2 |
- Bản sao các loại giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất;
- Bản sao giấy phép xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
|
Thứ 3 |
- Bản sao bản vẽ thiết kế kỹ thuật;
- Hoặc bản vẽ thiết kế thi công cải tạo, sửa nhà phố.
|
Thứ 4 |
- Bản sao bản vẽ hiện trạng các bộ phận;
- Hạng mục công trình sửa chữa, cải tạo nhà;
- Cung cấp các hình ảnh hiện trạng công trình trước khi tiến hành sửa chữa.
|
Thứ 5 |
Cung cấp các loại giấy tờ cần thiết có liên quan khác như:
- CMND
- Sổ đỏ quyền sử dụng đất đai
- Và những loại giấy tờ khác khi cơ quan thẩm quyền có yêu cầu.
|
Tham khảo bài viết: Dựng nhà tôn có phải xin giấy phép xây dựng?
2. Quy định mới về sửa chữa nhà ở - những trường hợp được miễn giấy phép sửa chữa nhà
Hình ảnh: Quy định mới về sửa chữa nhà ở - những trường hợp được miễn giấy phép sửa chữa nhà
Theo quy định mới về sửa chữa nhà ở - sửa chữa nhà phố.
Có 2 trường hợp sau đây được miễn giấy phép sửa chữa nhà:
Trường hợp 1 |
Nhà sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình:
- Không làm thay đổi kết cấu chịu lực;
- Không làm thay đổi công năng sử dụng;
- Không làm ảnh hưởng tới môi trường;
- Đảm bảo an toàn công trình.
|
Trường hợp 2 |
Nhà sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài:
Không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc. |
3. Sửa nhà TPHCM xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 ở đâu?
Hình ảnh: Thủ tục xin sửa chữa nhà ở TPHCM
Xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 ở đâu?
Để hoàn thành xong thủ tục xin sửa chữa nhà ở TPHCM:
- Bạn phải đến cơ quan có
thẩm quyền cấp giấy phép sửa chữa nhà;
- Để xin giấy phép
sửa chữa nhà tại TPHCM.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sửa chữa nhà TPHCM là:
- UBND cấp Quận
- Hoặc UBND cấp Huyện
- Nơi bạn đang sinh sống
- Tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ.
4. Hồ sơ làm thủ tục xin sửa chữa nhà ở TPHCM gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 47 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP
Quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng sửa nhà HCM, cải tạo nhà ở như sau:
Thứ nhất |
Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ;
(Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo nghị định số 15/2021/NĐ-CP). |
Thứ 2 |
Các giấy tờ chứng minh về quyền:
- Sở hữu;
- Quản lý;
- Sử dụng công trình nhà ở riêng lẻ;
- Theo quy định của pháp luật.
|
Thứ 3 |
- Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo:
- Đã được phê duyệt theo quy định
- Có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sữa chữa, cải tạo
- Và ảnh chụp hiện trạng công trình và các công trình lân cận trước khi sữa chữa, cải tạo;
|
Thứ 4 |
Hồ sơ thiết kế sữa chữa, cải tạo:
- Tương ứng với mỗi loại công trình;
- Được quy định cụ thể theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.
|
Thứ 5 |
Những công trình là công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng thì:
- Phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng
- Và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.
|
5. Thủ tục xin sửa chữa nhà ở TPHCM
5.1 Trường hợp sửa chữa nhà tại TPHCM có thay đổi kết cấu chịu lực
Hình ảnh: Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4
Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4, thủ tục xin sửa chữa nhà ở TPHCM như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ |
- Mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở
- Hồ sơ kiểm định;
- Bản vẽ xin phép sửa chữa;
- Chủ quyền ngôi nhà (Công chứng);
- Lệ phí trước bạ;
- Biên bản cam kết không ảnh hưởng đến các hộ xung quanh;
- Biên bản xác nhận chữ ký (Do UBND phường xác nhận, có quận yêu cầu, có quận không yêu cầu thủ tục này).
|
Bước 2: Nộp hồ sơ |
Nộp UBND cấp Quận/Huyện nơi sinh sống. |
Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ |
UBND cấp Huyện/Quận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng:
- Nếu hồ sơ đầy đủ: Ghi giấy biên nhận và trao cho người nộp;
- Nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc không đúng quy định: Phải hướng dẫn hoàn thiện lại hồ sơ.
|
Bước 4: Trả kết quả |
Thời gian xử lý và cấp phép sửa chửa nhà:
- 20 ngày
- Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đến cơ quan có thẩm quyền nhận giấy phép theo thời gian ghi trên giấy hẹn. |
5.2 Trường hợp sửa chữa nhà TPHCM không thay đổi kết cấu chịu lực
Nếu thuộc trường hợp này, bạn chỉ cần chuẩn bị hồ sơ
đơn xin sửa chữa nhà ở phường.
Nơi nộp
đơn xin sửa chữa nhà ở phường: Cán bộ phụ trách xây dựng của Phường/xã.
Thời gian thực hiện: Một vài ngày.
6. Mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà TPHCM
Hình ảnh: Mẫu đơn sửa chữa nhà
Đây là mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà cấp 4,
mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở hiện nay:
PHỤ LỤC SỐ 1
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
(Sử dụng cho công trình: Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/ Tượng đài, tranh hoành tráng/Quảng cáo/Nhà ở riêng lẻ/Sửa chữa, cải tạo/ Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án/Di dời công trình)
Kính gửi: …………………………………
1. Thông tin về chủ đầu tư:
- Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ): ……………………………
- Người đại diện: ………… Chức vụ (nếu có): …………
- Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………
- Số nhà: …… Đường/phố ……… Phường/xã ………
- Quận/huyện Tỉnh/thành phố: ……………………………
- Số điện thoại: ……………………………………………
2. Thông tin công trình:
- Địa Điểm xây dựng: ………………………………………
- Lô đất số: ……………… Diện tích ………………. m2.
- Tại số nhà: ………………………. Đường/phố …………
- Phường/xã ……………… . Quận/huyện ………………
- Tỉnh, thành phố: ……………………………………………
3. Nội dung đề nghị cấp phép:
3.1. Đối với công trình không theo tuyến:
- Loại công trình: ………… Cấp công trình: ………………
- Diện tích xây dựng: ……… m2.
- Cốt xây dựng: ……… m
- Tổng diện tích sàn: …………m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
- Chiều cao công trình: ……..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
- Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.2. Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:
- Loại công trình: ………… Cấp công trình: ……………
- Tổng chiều dài công trình: ……… m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).
- Cốt của công trình: ………..m (ghi rõ cốt qua từng khu vực)
- Chiều cao tĩnh không của tuyến: …….. m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực).
- Độ sâu công trình: ………….m (ghi rõ độ sâu qua từng khu vực)
3.3. Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng:
- Loại công trình: ………… Cấp công trình: ……………
- Diện tích xây dựng: ……….m2.
- Cốt xây dựng: …………m
- Chiều cao công trình: ……..m
3.4. Đối với công trình quảng cáo:
- Loại công trình: ………… Cấp công trình: ……………
- Diện tích xây dựng: ……………..m2.
- Cốt xây dựng: …………..m
- Chiều cao công trình: ……………….m
- Nội dung quảng cáo: …………………….
3.5. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ:
- Cấp công trình: ………………..
- Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ………m2.
- Tổng diện tích sàn: ………..m2 (trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
- Chiều cao công trình: ………..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
- Số tầng: (trong đó ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.6. Đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa:
- Loại công trình: ……………… Cấp công trình: ……………
- Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……….m2.
- Tổng diện tích sàn: ……….m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
- Chiều cao công trình: …….m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
- Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.7. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến:
- Giai đoạn 1:
+ Loại công trình: …………… Cấp công trình: ……………
+ Diện tích xây dựng: …….m2.
+ Cốt xây dựng: ………m
+ Chiều sâu công trình: ………m (tính từ cốt xây dựng)
- Giai đoạn 2:
+ Tổng diện tích sàn: ……..m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
+ Chiều cao công trình: ………m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
+ Số tầng: ……..(ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.8. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị:
- Loại công trình: …… Cấp công trình: ……………
- Tổng chiều dài công trình theo giai đoạn: … m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).
- Cốt của công trình: ……..m (qua các khu vực theo từng giai đoạn)
- Chiều cao tĩnh không của tuyến: ……..m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực theo từng giai đoạn).
- Độ sâu công trình: ………m (ghi rõ độ sâu qua các khu vực theo từng giai đoạn)
3.9. Đối với trường hợp cấp cho Dự án:
- Tên dự án: ……………………………………
+ Đã được: ……….phê duyệt, theo Quyết định số: ……. ngày ……
- Gồm: (n) công trình
Trong đó:
+ Công trình số (1-n): (tên công trình)
* Loại công trình: ………………………….. Cấp công trình: …………
* Các thông tin chủ yếu của công trình: ………………………………
3.10. Đối với trường hợp di dời công trình:
- Công trình cần di dời:
- Loại công trình: ………… Cấp công trình: ……
- Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ………… m2.
- Tổng diện tích sàn: ……………………………… m2.
- Chiều cao công trình: …………………………… m2.
- Địa Điểm công trình di dời đến: ……………………
- Lô đất số: ………… Diện tích …………………… m2.
- Tại: ………………………… Đường: ………………
- Phường (xã) ……………… Quận (huyện) ………
- Tỉnh, thành phố: ………………………………………
- Số tầng: …………………………………………………
4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: …………
- Tên đơn vị thiết kế: ……………………………………
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (nếu có): Số …… Cấp ngày ……
- Tên chủ nhiệm thiết kế: …………………………………
- Chứng chỉ hành nghề cá nhân số: … do …… Cấp ngày: ……
- Địa chỉ: ……………………………………………………
- Điện thoại: ………………………………………………
- Giấy phép hành nghề số (nếu có): ……… cấp ngày …
5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …………… tháng.
6. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:
1 -
2 -
|
…… ngày ……tháng ….. năm ……
Người làm đơn/Đại diện chủ đầu tư
Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có) |
7. Hướng dẫn cách xin giấy phép sửa chữa nhà nhanh chóng
Hình ảnh: Xin
giấy phép sửa chữa nhà
Thủ tục xin sửa chữa nhà ở tphcm không quá khó, TUY NHIÊN đòi hỏi khá nhiều loại giấy tờ.
Để tránh tốn công sức và mất nhiều thời gian đi lại.
Khải Minh chia sẻ đến bạn cách xin giấy phép sửa chữa nhà phố nhanh chóng là:
- Bạn nên dành thời gian tìm hiểu kỹ càng những loại giấy tờ cần thiết có liên quan.
- Nếu chưa rõ, bạn có thể liên hệ cho Khải Minh để được hỗ trợ.
Sau đây là 4 bước chính để xin giấy phép xây dựng tại UBND cấp Quận/Huyện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các loại thủ tục giấy tờ xin phép sửa chữa, cải tạo nhà ở theo quy định của Luật Xây dựng.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận thuộc địa bàn Quận/ Huyện nơi bạn đang sinh sống.
- Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra, giải quyết hồ sơ và trả kết quả cho chủ nhà theo đúng quy định của pháp luật.
- Bước 4: Nhận kết quả giấy cấp phép sửa chữa nhà tại Bộ phận bạn đã nộp hồ sơ trước đó.
8. Mức phạt dành cho những trường hợp phải làm thủ tục xin sửa chữa nhà ở TPHCM nhưng không có giấy phép xây dựng trước khi khởi công
Chi phí xin giấy phép sửa chữa nhà ở không hề mắc chút nào.
Nhưng nếu bạn thuộc trường hợp cần phải có
giấy phép sửa chữa nhà mà không làm
mẫu đơn xin sửa nhà.
Bạn sẽ bị phạt về hành vi này, các mức phạt như sau:
Trường hợp không gửi văn bản để thông báo:
- Ngày khởi công sửa chữa, cải tạo, xây dựng công trình
- Cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình
- Và cơ quan cấp xây dựng giấy phép như theo quy định.
|
Phạt tiền từ 5 trăm nghìn đến 1 triệu đồng |
Trường hợp không gửi văn bản phê duyệt:
- Biện pháp tổ chức thi công
- Bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng
- Và công trình lân cận
- Đến ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình
- Trước khi thực hiện việc khởi công xây dựng công trình.
|
Phạt tiền từ 5 trăm nghìn đến 1 triệu đồng |
Trường hợp đơn vị thực hiện thi công:
- Không thực hiện phê duyệt
- Các biện pháp tổ chức thi công theo quy định.
|
Phạt tiền từ 5 trăm nghìn đến 1 triệu đồng |
9. Khách hàng cung cấp gì khi sử dụng dịch vụ xin giấy phép sửa nhà của Khải Minh
Hình ảnh: Dịch vụ xin giấy phép sửa nhà của Khải Minh
Bạn đang muốn làm thủ tục xin sửa chữa nhà ở TPHCM và tìm kiếm dịch vụ xin giấy phép sửa nhà.
Khải Minh là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
- Tiết kiệm thời gian
- Và công sức của bạn rất nhiều.
Bởi vì: Bạn chỉ cần cung cấp:
- Giấy tờ tùy thân của chủ Doanh nghiệp:
- CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân
- Sao y chứng thực không quá 6 tháng
- Và còn hiệu lực của đại diện pháp luật và thành viên góp vốn.
- Các giấy tờ liên quan đến xin giấy phép sửa chữa nhà.
Việc làm
đơn xin sửa nhà cứ để Khải Minh lo.
10. Quy trình xin giấy phép sửa chữa nhà của Khải Minh
Vì sao nói Khải Minh là nơi có
dịch vụ xin giấy phép sửa nhà TPHCM tốt nhất hiện nay:
Bởi vì chúng tôi có quy trình như sau:
- Tiếp nhận vấn đề của khách hàng và tiến hành giải đáp;
- Báo giá nhanh chóng trên điện thoại, tiết kiệm thời gian của đôi bên;
- Thủ tục ký kết hợp đồng và làm hồ sơ nhanh chóng, trong vòng 3 ngày;
- Khách hàng cung cấp những giấy tờ cần thiết mà Khải Minh đề ra;
- Làm hồ sơ và tiến hành nộp cho cơ quan có thẩm quyền
- Nhận giấy cấp phép sửa chữa nhà ở và giao tận tay cho khách hàng
- Tư vấn xây dựng miễn phí các vướng mắc sau khi nhận giấy phép.
11. Câu hỏi thường gặp về thủ tục xin sửa chữa nhà ở TPHCM
11.1 Chi phí xin giấy phép sửa chữa nhà ở TPHCM
Hình ảnh: Chi phí xin giấy phép sửa chữa nhà ở TPHCM
Khi xin giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở bạn sẽ mất một khoản phí.
Mức thu phí giữa các tỉnh thì sẽ có sự khác nhau.
Đối với TPHCM, mức phí sẽ là: 50 nghìn đồng/giấy phép.
11.2 Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sửa chữa nhà
Hình ảnh: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sửa chữa nhà
Theo quy định mới về sửa chữa nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện
- Có trách nhiệm;
- Nhiệm vụ tiếp nhân;
- Thẩm định
- Và cấp giấy phép xây dựng nhà ở cho:
- Nhà đầu tư,
- Cá nhân,
- Gia đình.
11.3 Điều kiện cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ là gì
Điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ là phải:
- Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;
- Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận;
- Yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn hạ tầng kỹ thuật...;
- Thiết kế nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định pháp luật;
- Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định.
11.4 Nhà sửa chữa, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kết cấu có cần xin giấy phép xây dựng không?
Câu trả lời là: KHÔNG
Theo như nội dung đã trình bày ở phần 1.2 Trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà không cần xin phép
Nếu nhà sửa chữa, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kết cấu
Thì không cần xin giấy phép.
11.5 Xin giấy phép sửa nhà mất bao lâu
Hình ảnh: Xin giấy phép sửa nhà mất bao lâu
Thời gian để giải quyết thủ tục xin giấy phép cải tạo, sửa nhà TPHCM khi có thay đổi kết cấu chịu lực của căn nhà sẽ dao động khoảng: 20 ngày làm việc.
(Kể từ ngày nộp hồ sơ cho cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết)
12. Kết luận
Trên đây là tất cả thông tin về "
thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4, sửa nhà phố tại TPHCM" mà Khải Minh chia sẻ cho bạn.
Công ty Khải Minh tự hào là đơn vị thi công xây dựng, sửa chữa nhà ở uy tín tại TPHCM.
Nếu như bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục xin sửa chữa nhà ở TPHCM, hãy liên hệ Hotline: 0901 999 998 để được hỗ trợ tốt nhất.