Yêu cầu tư vấn
Quy hoạch 1/500 không cần giấy phép xây dựng CÓ ĐƯỢC KHÔNG? Là điều mà các chủ đầu tư hiện nay đang rất QUAN TÂM. Theo như Khải Minh tìm hiểu:
“Nếu như công trình thuộc quy hoạch 1/500 thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền PHÊ DUYỆT. Nghĩa là sẽ được miễn giấy phép xây dựng.”
TUY NHIÊN!
Không phải công trình nào thuộc diện quy hoạch chi tiết 1/500 là sẽ được miễn giấy phép xây dựng.
VẬY:
Các trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng là những trường hợp nào?
Hãy cùng Khải Minh tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Trong trường hợp các bạn vẫn chưa nắm rõ khái niệm về giấy phép xây dựng? Hãy nhấp vào text màu đỏ kế bên để tham khảo chi tiết nhé!
1. Quy hoạch 1/500 là gì?
Quy hoạch 1/500 là gì?
Theo bộ Luật Xây Dựng (tại Khoản 2 Điều 11 và Khoản 2 Điều 24) thì quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị gồm có hai loại đó là:
- Quy hoạch chi tiết 1/2000
- Và Quy hoạch chi tiết 1/500
Vậy, Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 là gì?
Quy hoạch 1/500 là gì?
Quy hoạch 1/500 là sự cụ thể hóa các hạng mục công trình được quy hoạch theo phân khu rõ ràng hoặc chung chung
Và chi tiết hơn so với quy hoạch đô thị tỉ lệ 1/2000.
Đây cũng là cơ sở để tạo lập nên:
- Các dự án xây dựng
- Cấp phép xây dựng
- Và các nhà quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch.
Quy hoạch xây dựng là gì - Bạn có biết?
Quy hoạch chi tiết 1/500 sẽ được gắn liền với một chủ thể nhất định như:
- Các dự án đầu tư
- Các công trình xây dựng dân dụng
- Hoặc công nghiệp,…
Các chỉ tiêu bắt buộc cần phải có để mà có thể đưa ra tổng thể quy hoạch 1/500 như là:
- Dân số
- Các hạ tầng xã hội
- Vị trí đất,
- Không gian kiến trúc,…
Thông thường, trong bản thiết kế người vẽ sẽ phải thể hiện sự ràng buộc giữa các chỉ tiêu đó với nhau, để thông qua các yếu tố trên thực tế như là:
- Hàng rào,
- Đường đi ra Hoặc vào công trình, dự án…
Hình ảnh: Tìm hiểu về Luật giấy phép xây dựng
2. Quy hoạch 1/500 không cần giấy phép xây dựng có được không?
Quy hoạch chi tiết 1/500 không cần giấy phép có được không?
2.1 Các trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng dự án 1/500?
Xây nhà không cần xin giấy phép? Bạn không đọc nhầm đâu.
Nhưng phải xem xem, công trình xây dựng của bạn có thuộc diện quy hoạch dự án 1/500 không nhé?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, điều 89 Luật xây dựng 2014, có 11 trường hợp quy hoạch 1/500 không cần giấy phép xây dựng, gồm:
Các trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng
Trường hợp 1 |
- Công trình bí mật nhà nước
- Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp
- Và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.
|
Trường hợp 2 |
Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được:
- Thủ tướng Chính phủ
- Bộ trưởng
- Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Quyết định đầu tư. |
Trường hợp 3 |
Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính. |
Trường hợp 4 |
Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị
Nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình |
Trường hợp 5 |
Công trình xây dựng thuộc dự án:
- Khu công nghiệp
- Khu chế xuất
- Khu công nghệ cao
Có quyết định 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này. |
Trường hợp 6 |
Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị
Dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng
Và tổng diện tích sàn dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. |
Trường hợp 7 |
Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình
- Không làm thay đổi kết cấu chịu lực
- Không làm thay đổi công năng sử dụng
- Không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình.
|
Trường hợp 8 |
Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc. |
Trường hợp 9 |
Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng
Và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt. |
Trường hợp 10 |
Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị
Và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn
Trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa. |
Trường hợp 11 |
Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này
Có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng
Kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ… |
Tóm lại, công trình dự án thuộc diện quy hoạch 1/500 không cần giấy phép xây dựng sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được miễn giấy phép xây dựng.
2.2 Các trường hợp phải có giấy phép xây dựng dự án 1/500?
Ngoài các trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng được nêu trên.
Thì những trường hợp còn lại BẮT BUỘC phải có giấy phép xây dựng dự án 1 500, theo đúng luật giấy phép xây dựng.
3. Ý nghĩa của quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 là gì?
Quy hoạch 1/500 không cần giấy phép xây dựng có ý nghĩa rất lớn, cụ thể là:
Cụ thể hóa nội dung quy hoạch phân khu và quy hoạch chung. |
Bản đồ quy hoạch dự án 1/500 sẽ giúp chúng ta dễ dàng nhìn thấy rõ các chi tiết
Đã được bố trí cụ thể của các công trình trên đất có trong dự án.
Về hạ tầng kỹ thuật thì bản đồ sẽ thể hiện chi tiết đến từng ranh giới giữa các lô đất. |
Quy hoạch chi tiết 1/500 còn là cách thức
Để thể hiện được tổng thể tất cả mặt bằng của các dự án bất động sản. |
- Giúp xác định chính xác các vị trí, các ranh giới công trình xây dựng.
- Giúp cho việc thiết kế cơ sở và kỹ thuật xây dựng trở nên dễ dàng hơn.
|
Quy hoạch đất 1/500 là gì?
Là cơ sở quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc cấp giấy phép đầu tư xây dựng cho các dự án hoặc công trình chuẩn bị được thực hiện.
Nói theo cách khác, pháp lý 1/500 là gì?
Đó chính là quy hoạch tổng mặt bằng của các dự án xây dựng trên đất.
- Cơ sở để định vị công trình
- Thiết kế các cơ sở
- Thiết kế các kỹ thuật xây dựng công trình và thực hiện xây dựng chúng.
Hình ảnh: Ý nghĩa của quyết định 1/500
4. Quy định về quy hoạch tỷ lệ 1 500 là gì?
- Quy hoạch xây dựng là gì?
- Quy định về quy hoạch tỷ lệ 1 500 là gì?
📌 Quy hoạch 1/500 là một hình thức triển khai cụ thể hóa về quy hoạch đô thị với tỉ lệ 1/2000.
Đây được coi là một cơ sở quan trọng để lập nên các dự án xây dựng khác khi đã có đầy đủ giấy tờ cấp phép
Cũng như các nhà quản lý đầu tư xây dựng.
Hình ảnh: Thông báo khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ
📌 Chi tiết về quy hoạch 1/500 bao gồm:
- Quy hoạch vùng,
- Quy hoạch chung,
- Quy hoạch chi tiết
- Thiết kế đô thị.
Lưu ý, quy hoạch 1/500 không cần giấy phép xây dựng được áp dụng với đất thổ cư.
Cá nhân, hộ gia đình, chủ đầu tư muốn quá trình xin giấy tờ quy hoạch xây dựng diễn ra suôn sẻ
Cần phải chấp hành đúng theo Điều 7, Điều 15, Điều 23 Nghị định số 08/2005/ NĐ-CP mới được chính quyền chấp thuận.
Hình ảnh: Quy định về quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 là gì?
Trường hợp người nộp đơn không đủ giấy tờ hồ sơ
Thì cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào định hướng của ngành, các chương trình liên quan đến kế hoạch phát triển địa phương.
Ngoài giấy tờ pháp lý, các nhân tố xã hội khác cũng có tác động gây ảnh hưởng đến quyết định 1/500 quy hoạch.
5. Các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 1/500 hiện nay
Theo quy định trong Điều 31 Nghị định 37/2010 NĐ-CP, sau đây là 3 cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 1/500:
5.1 Bộ Xây Dựng có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 1/500
Bộ Xây Dựng có thẩm quyền phê duyệt các dự án 1/500 đối với các dự án
Thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Thủ tướng chính phủ.
5.2 UBND cấp Tỉnh có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 1/500
UBND cấp Tỉnh có thẩm quyền phê duyệt các đồ án quy hoạch 1/500 đối với các dự án
Thuộc thẩm quyền cấp phép của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
5.3 UBND cấp Huyện có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 1/500
UBND cấp Huyện có thẩm quyền phê duyệt các đồ án quy hoạch tỷ lệ 1/500
Thuộc thẩm quyền cấp phép của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, các đồ án thuộc quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết dự án xây dựng, quy hoạch xây dựng để phát triển nông thôn.
6. Những thủ tục để điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500
Thủ tục thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh các dự án dự án 1/500 là gì sẽ bao gồm các hồ sơ như sau:
6.1 Tờ trình quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500
Nêu các yêu cầu điều chỉnh về quy hoạch đô thị của các cơ quan, đơn vị lập quy hoạch thành phố (có nêu lý do, nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị) (bản chính).
Hình ảnh: Trình tự lập quy hoạch chi tiết 1/500 bạn không thể bỏ qua
6.2 Giấy tờ có liên quan quy hoạch tỷ lệ 1 500
Giấy tờ 1 |
Bản chính hoặc bản sao có công chứng các văn bản có ý kiến của cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra quy hoạch thành thị theo quy định sau khi kiểm tra. |
Giấy tờ 2 |
Nhận định thực hiện các quy hoạch thành thị
Lưu ý:
Riêng đối với các quy hoạch chi tiết của các Dự án đầu cơ xây dựng
Thì cần có:
- Bản sao chứng thực
- Và văn bản quan niệm của UBND quận, thị xã về các điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết sau khi chủ đầu cơ báo lý do, bắt buộc nội dung điều chỉnh
|
Giấy tờ 3 |
Bản sao có chứng thực của Quyết định phê chuẩn đồ án quy hoạch chi tiết cần điều chỉnh cục bộ. |
Giấy tờ 4 |
Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của văn bản tổng hợp các quan điểm của cùng đồng dân cư trong khu vực điều chỉnh cục bộ quy hoạch tỉnh thành
Và các khu vực tiếp giáp với chịu ảnh hưởng trực tiếp. |
Hình ảnh: Những giấy tờ để xin giấy phép xây dựng dự án 1 500
7. Xử phạt hành vi xây nhà không có giấy phép xây dựng thế nào?
Mức xử phạt khi xây dựng mà không có giấy phép xây dựng dự án 1 500 được thể hiện như sau:
7.1 Mức xử phạt hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP
Mức phạt trong trường hợp vi phạm lần đầu
Căn cứ điểm a, điểm b khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP |
60 triệu - 80 triệu đồng |
Mức phạt trong trường hợp đã lập biên bản vi phạm, bị yêu cầu chấm dứt nhưng vẫn tiếp tục thực hiện
Căn cứ điểm a, điểm b khoản 11 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP |
100 triệu - 120 triệu đồng |
Mức phạt trong trường hợp tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ điểm a, điểm b khoản 12 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP |
120 triệu - 140 triệu đồng |
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC |
Phá dỡ/tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm |
7.2 Mức xử phạt hành xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hoá hoặc công trình xây dựng khác KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP
Mức phạt trong trường hợp vi phạm lần đầu
Căn cứ điểm a, điểm b khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP |
80 triệu - 100 triệu đồng |
Mức phạt trong trường hợp đã lập biên bản vi phạm, bị yêu cầu chấm dứt nhưng vẫn tiếp tục thực hiện
Căn cứ điểm a, điểm b khoản 11 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP |
120 triệu - 140 triệu đồng |
Mức phạt trong trường hợp tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ điểm a, điểm b khoản 12 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP |
140 triệu - 160 triệu đồng |
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC |
Phá dỡ/tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm |
8. Kết luận
Qua bài chia sẻ trên, tóm lại:
- Xây mới nhà ở thuộc dự án xây dựng nhà ở thuộc quy hoạch 1/500 không cần giấy phép xây dựng.
- Các trường hợp xây mới nhà ở không thuộc 11 điều trên, BẮT BUỘC phải có phép xây dựng mới được khởi công.
- Nếu cố tình xây trái phép mà chưa có giấy phép xây dựng dự án khu dân cư, mức phạt sẽ rất nặng, lên đến 160 đồng, tùy trường hợp.
Trên đây là những giải đáp của Khải Minh về quy hoạch 1/500 không cần giấy phép xây dựng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào chưa được giải đáp. Liên hệ ngay cho Khải Minh nhé!